Hồi ký người đi học kế toán - phần 4
- Chuyên mục: Bài viết về Bộ máy kế toán
- Lượt xem: 6225
- 08 - 07 - 2011
<Đoạn trước …..> Bây giờ đến phiên tính giá cho cái “mớ” xuất bán. Nếu có 1 cái thùng, mua nước ngọt 2 lần, lần đầu 10lít giá 1000, lần 2 đổ tiếp vào đó 10lít giá 11000. Nếu rút ra 15 lít thì giá 15lít đó tính thế nào vì 2 phần nước ngọt trộn lẫn vào mất rùi !!!? …
Ít nhất thì mình cũng đã am hiểu về cách xác định giá mua. Vấn đề kế tiếp trong phương pháp tính giá là cách xác định giá xuất.
Trước tiên, cần phải hiểu mục đích của giá xuất. Xác định giá xuất ra là để tính giá vốn hay giá phí của lô hàng xuất. Ví dụ,lần 1 bạn mua 1 cái bàn với giá nhập kho là 100. Lần 2 bạn mua 1 cái nữa với giá nhập kho là 110. Sau đó bạn lấy 1 cái ra bán với giá bán là 200.
Vậy bạn lời bao nhiêu? Nếu doanh thu của bạn là 200, thì giá vốn là mấy. Nếu bạn biết chắc bạn lấy cái bàn nào với giá cụ thể của nó đem bán thì cắc hẵn bạn sẽ lấy giá vốn của chính nó. Người ta gọi đó là Phương Pháp Đích Danh. Tuy nhiên, nếu bạn không biết bạn lấy ra cái mà “hồi xưa” giá của nó là bao nhiêu, thì chắc chắn bạn phải giả định giá rồi. Hoặc bạn phải tính giá vốn cái bàn kia bằng cách tính bình quân. Lúc đó giá vốn bằng :
100 + 110
------------- = 105
2
Nếu không tính bình quân, bạn có thể cho rằng hàng vào trước ra trước. Khi đó giá vốn cái bàn sẽ tính theo cái vào trước cho ra trước tức là 100. Nếu không tính như thế, mà bạn giả định là cái nào vào trước cái đó ra sau (hàng vào sau ra trước), thì khi đó giá vốn cái bàn là 110.
Hồi đó mình cảm thấy điều này cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, điều làm mình khó hiểu chính là phương pháp bình quân. Sau khi hỏi kỹ Thầy rồi thì mình mới có lập luận chính xác về nó. Trong phương pháp bình quân có 2 loại cách tính bình quân. Cách tính thứ nhất là khi nhập vào 1 đợt hàng thì tính lại giá bình quân cho toàn bộ luợng hàng trong kho và khi xuất ra thì tính giá bình quân đó. Đối với cách tính bình quân gia quyền cuối kỳ thì giá hàng tồn đầu kỳ để nguyên, trong kỳ xuất ra chưa tính giá. Cuối kỳ xác định giá bình quân của hàng tồn đầu kỳ và hàng khóa nhập vào trong kỳ ra một mức giá chung hết áp vào giá các đợt xuất trong kỳ.
Thực ra thì theo thời gian, những khái niệm như trên đối với mình không còn khó khăn nữa vì mình làm bài tập cũng nhiều mà mình hay nhớ tới các trường hợp phải thụ lý bằng một trong các phương pháp nên mình nhớ kỹ mà thôi. Trong số các phương pháp tính giá xuất kho, phương pháp mình thích nhất vẫn là phương pháp Nhập trước - Xuất trước, vì nó dễ tính và dễ hình dung nhất.
Sau đó, mình được học đến phương pháp tài khoản kế toán. Vấn đề là kế toán muốn làm kế toán thì phải dùng phương pháp này. Vậy phương pháp này nói lên điều gì và nếu không dùng phương pháp này thì liệu có thể dùng phương pháp khác hay không! Mình sẽ phải nghiên cứu về điều này……
Ngày …. Tháng …. Năm …
<Đoạn trước …..> Bây giờ đến phiên tính giá cho cái “mớ” xuất bán. Nếu có 1 cái thùng, mua nước ngọt 2 lần, lần đầu 10lít giá 1000, lần 2 đổ tiếp vào đó 10lít giá 11000. Nếu rút ra 15 lít thì giá 15lít đó tính thế nào vì 2 phần nước ngọt trộn lẫn vào mất rùi !!!? …
Ít nhất thì mình cũng đã am hiểu về cách xác định giá mua. Vấn đề kế tiếp trong phương pháp tính giá là cách xác định giá xuất.
Trước tiên, cần phải hiểu mục đích của giá xuất. Xác định giá xuất ra là để tính giá vốn hay giá phí của lô hàng xuất. Ví dụ, lần 1 bạn mua 1 cái bàn với giá nhập kho là 100. Lần 2 bạn mua 1 cái nữa với giá nhập kho là 110. Sau đó bạn lấy 1 cái ra bán với giá bán là 200.
Vậy bạn lời bao nhiêu? Nếu doanh thu của bạn là 200, thì giá vốn là mấy. Nếu bạn biết chắc bạn lấy cái bàn nào với giá cụ thể của nó đem bán thì cắc hẵn bạn sẽ lấy giá vốn của chính nó. Người ta gọi đó là Phương Pháp Đích Danh. Tuy nhiên, nếu bạn không biết bạn lấy ra cái mà “hồi xưa” giá của nó là bao nhiêu, thì chắc chắn bạn phải giả định giá rồi. Hoặc bạn phải tính giá vốn cái bàn kia bằng cách tính bình quân. Lúc đó giá vốn bằng :
100 + 110
------------- = 105
2
Nếu không tính bình quân, bạn có thể cho rằng hàng vào trước ra trước. Khi đó giá vốn cái bàn sẽ tính theo cái vào trước cho ra trước tức là 100.
Nếu không tính như thế, mà bạn giả định là cái nào vào trước cái đó ra sau (hàng vào sau ra trước), thì khi đó giá vốn cái bàn là 110.
Hồi đó mình cảm thấy điều này cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, điều làm mình khó hiểu chính là phương pháp bình quân. Sau khi hỏi kỹ Thầy rồi thì mình mới có lập luận chính xác về nó. Trong phương pháp bình quân có 2 loại cách tính bình quân. Cách tính thứ nhất là khi nhập vào 1 đợt hàng thì tính lại giá bình quân cho toàn bộ luợng hàng trong kho và khi xuất ra thì tính giá bình quân đó. Đối với cách tính bình quân gia quyền cuối kỳ thì giá hàng tồn đầu kỳ để nguyên, trong kỳ xuất ra chưa tính giá. Cuối kỳ xác định giá bình quân của hàng tồn đầu kỳ và hàng khóa nhập vào trong kỳ ra một mức giá chung hết áp vào giá các đợt xuất trong kỳ.
Thực ra thì theo thời gian, những khái niệm như trên đối với mình không còn khó khăn nữa vì mình làm bài tập cũng nhiều mà mình hay nhớ tới các trường hợp phải thụ lý bằng một trong các phương pháp nên mình nhớ kỹ mà thôi. Trong số các phương pháp tính giá xuất kho, phương pháp mình thích nhất vẫn là phương pháp Nhập trước - Xuất trước, vì nó dễ tính và dễ hình dung nhất.
Sau đó, mình được học đến phương pháp tài khoản kế toán. Vấn đề là kế toán muốn làm kế toán thì phải dùng phương pháp này. Vậy phương pháp này nói lên điều gì và nếu không dùng phương pháp này thì liệu có thể dùng phương pháp khác hay không! Mình sẽ phải nghiên cứu về điều này……
Ngày …. Tháng …. Năm …