Quỹ Hưu trí bổ sung: Khó khả thi?

dich vu ke toan, hoc ke toanBộ LĐ-TB-XH cho rằng với mức lương hưu bình quân của người lao động (NLĐ) khoảng hơn 3 triệu đồng/người/tháng là không bảo đảm đời sống. Vì vậy, nhiều người mong muốn được đóng thêm tiền để được nhận lương nhiều hơn khi về hưu nhưng lại bị khống chế, bởi theo Luật BHXH hiện hành, NLĐ chỉ được đóng BHXH với mức cao nhất không quá 20 tháng lương tối thiểu chung.

Lương hưu hơn 5 triệu đồng/tháng

Theo dự thảo đề án, Quỹ Hưu trí bổ sung hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện. Ngoài phần đóng BHXH bắt buộc, các doanh nghiệp (DN) hoặc NLĐ sẽ tự nguyện đóng vào quỹ hưu trí bổ sung dưới hình thức mở các tài khoản cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính được thực hiện bởi các định chế tài chính trung gian, dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định. NLĐ khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng một khoản lương hằng tháng trích ra từ quỹ này cho đến cuối đời, bên cạnh chế độ hưu trí cơ bản đã được Nhà nước chi trả.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, trên thế giới hiện có khoảng 80 quốc gia đã triển khai bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Ngày 31-3, ông Phạm Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết việc thí điểm sẽ được triển khai ở tất cả các loại hình DN. “Có rất nhiều phương án đang được xây dựng nhưng chúng tôi chưa chọn phương án cụ thể nào. Thời gian thực hiện thí điểm và thí điểm trong bao lâu sẽ do Chính phủ quyết định” - ông Giang cho biết.

Theo một trong các phương án của dự thảo, mức đóng góp có thể từ 5% đến 10% mức thu nhập thực tế hằng tháng của NLĐ và nếu đóng góp trong 15 năm, số tiền NLĐ được hưởng từ tài khoản hưu trí bổ sung sau khi về hưu, bình quân có thể lên đến 5,56 triệu đồng/tháng (trong 15 năm).

Từ tự nguyện sang bắt buộc


Dự kiến, Quỹ Hưu trí bổ sung sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2012-2015): Hình thành khung pháp lý, tổ chức thí điểm đối với một số DN; giai đoạn 2 (2015-2020) sẽ hoàn thiện khung pháp lý và mở rộng đối tượng tham gia; giai đoạn 3 (sau 2020) sẽ nghiên cứu chuyển đổi mô hình từ hình thức tự nguyện sang bắt buộc.

Kết quả một cuộc khảo sát do Bộ LĐ-TB-XH thực hiện vào tháng 6-2011 tại 610 DN ở Hà Nội và TPHCM cho thấy có đến 70,33% sẵn sàng tham gia Quỹ Hưu trí bổ sung; 62,6% cho rằng quỹ này sẽ tốt hơn cho đời sống NLĐ khi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, số liệu của cuộc khảo sát này đã được thực hiện khá lâu lại không được cập nhật, trong khi tình hình kinh tế trong nước đã có nhiều thay đổi. Từ năm 2012 đến nay, trước những khó khăn, nhiều DN đã rơi vào khủng hoảng, không duy trì sản xuất, thậm chí phải phá sản. Theo số liệu thống kê, trong năm 2012, có khoảng 50.000 DN phải tạm dừng hoạt động và giải thể.

Do sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, nhiều DN không thể chi trả tiền lương và các chế độ cho NLĐ kịp thời. Theo số liệu từ BHXH Việt Nam, đến hết năm 2012, các DN và cơ quan còn nợ đọng BHXH 5.825 tỉ đồng. Chính vì vậy, việc kêu gọi DN tự nguyện tham gia Quỹ Hưu trí bổ sung trong bối cảnh hiện nay là không đơn giản, nếu không muốn nói là khó khả thi.

Ngoài ra, hiện nay cũng có rất ít người biết đến Quỹ Hưu trí bổ sung, kể cả lãnh đạo DN hay lãnh đạo Công đoàn ở các DN lớn. Ông Phạm Văn Quản, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Sông Đà (Bộ Xây dựng), cho biết ông chưa biết gì về đề án này. “Làm sao có thể nói là có tham gia hay không khi chưa biết gì về nó. Tuy nhiên, DN chúng tôi chủ yếu là lao động trẻ nên họ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này” - ông Quản phân tích.

Ông Nguyễn Khắc T., thành viên HĐQT một công ty CP chuyên về xây dựng thủy điện đóng tại huyện Từ Liêm - TP Hà Nội, cho rằng: “Chúng tôi không thể tham gia trong thời điểm hiện nay bởi DN đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh; tiền lương của công nhân, tiền đóng BHXH bắt buộc, chúng tôi còn nợ kéo dài thì làm sao tham gia được”.

Khó huy động DN tham gia


Bà Hồ Thị Kim Ngân, một chuyên gia về BHXH thuộc Ban Chính sách - Pháp luật - Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhìn nhận: Mục đích của đề án là tốt. Với kỳ vọng giúp NLĐ có cơ hội được hưởng mức lương hưu cao hơn, giúp DN thu hút được nhiều lao động chất lượng cao về với mình hơn nhưng chưa thể khẳng định mô hình này thành công hay thất bại. “Mọi tính toán về mức hưởng cũng như các chính sách đưa ra mới chỉ là ý chí chủ quan của các đơn vị xây dựng đề án. Mô hình này có thể phù hợp với nước khác nhưng tại Việt Nam cũng có thể không thành công” - bà Ngân nói.

Tuy ủng hộ đề án này nhưng bà Ngân cũng cho biết: “Trong bối cảnh hiện nay, việc vận động DN tham gia thí điểm là điều không dễ bởi họ đang phải đối mặt với quá nhiều khó khăn”.

Theo Văn Duẩn
Người lao động

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 
CongTy PhuNamHai 260 270

TrungTam Daihoc KinhTe 260 270

f and y 260 270
Lead talent 260 270

Lượt Truy Cập

Hôm nay: 172 Hôm qua: 193 Tổng truy cập: 1146671 Số người đang online: 17

THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dịch vụ và Tư vấn Thuế - Kế toán : 028.3932 6401 - 028.3932 6473
Tư vấn Quản lý và Nhà Thầu : 028.3932 6403 - 0945 168 743
Tư vấn Tổ chức và nhân sự : 028.3932 6341028.3890 9670

^