Thận trọng trước thương chiến (Trung - Mỹ) leo thang
- Chuyên mục: Vấn đề Tài chính
- Lượt xem: 2945
- 14 - 05 - 2019
Việt Nam đã tính tới kịch bản cả Mỹ và Trung Quốc cùng tăng thuế trong cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, những tác động của thương chiến chưa trực tiếp ngay đối với VN nhưng nó đã tạo ra một bầu không khí nhiều bất định, cần tiếp tục theo dõi.
Hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới lại thuộc 2 tư tưởng quản trị vĩ mô khác nhau. |
(Quantritaichinh.vn xin mạn phép đăng tải bài viết của Chuyên gia NGUYỄN ANH DƯƠNG (trưởng ban chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) về thực trạng cần quan tâm trức việc leo thang chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.)
Cá nhân tôi cho rằng các chính sách của Việt Nam khi cuộc chiến thương mại xảy ra vẫn thiên về ứng xử thận trọng và giữ gìn các dư địa chính sách đang có cả về tiền tệ lẫn tài khóa, và cần đề phòng tình huống có thể xấu hơn. Điểm tích cực là 6 tháng cuối năm 2018 sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa đã hiệu quả hơn rất nhiều giai đoạn 10 năm trước, khi Việt Nam hứng chịu tác động cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều đó cho thấy Chính phủ đã có kinh nghiệm hơn trong ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, và chúng ta đã có dư địa chính sách tốt hơn. Đây là nền tảng để tin tưởng những tác động cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được giảm thiểu.
Theo tôi, Việt Nam cần chuẩn bị 3 giải pháp.
Thứ nhất là xây dựng, cập nhật kịch bản về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tương tác giữa hai nền kinh tế này với các nền kinh tế khác. Có thể các nền kinh tế khác như Nhật Bản, EU sẽ có giải pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại và những chính sách này sẽ tác động đến Việt Nam. Vì vậy, kịch bản ứng phó phải rất chi tiết và đa dạng.
Thứ hai là cần chuẩn bị về truyền thông, rõ ràng tâm lý thị trường ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt thị trường tài chính. Khi nhà đầu tư phản ứng quá nhanh với diễn biến cuộc chiến thì truyền thông về chính sách để Chính phủ định hướng điều hành sẽ có tác động nhất định đối với bình ổn tâm lý và niềm tin thị trường.
Thứ ba là cần rà soát lại những công cụ Việt Nam đang có như dự trữ ngoại hối, tỉ giá, năng lực điều hành, khả năng phối hợp các chính sách khác như điều hành chi ngân sách để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương trước các bất lợi thị trường.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hai lần nhắc tới Việt Nam khi bày tỏ quan điểm về cuộc chiến ý muốn nói thị trường sẽ phản ứng thông minh, sẽ cân nhắc địa điểm đầu tư và nguồn hàng phù hợp nhất, cạnh tranh nhất để tiến hành các hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, những thị trường thay thế không hoàn hảo cho Trung Quốc tương đối nhiều, nói cách khác nhà đầu tư rời Trung Quốc chưa chắc đã chạy đến Việt Nam. Hơn nữa năng lực hấp thụ của Việt Nam có hạn không thể hấp thụ hết dòng vốn chạy khỏi Trung Quốc.
Không mong muốn chiến tranh thương mại xảy ra nhưng Việt Nam nên coi đây như một cơ hội tư duy lại định hướng phát triển gắn với đầu tư FDI, qua đó thu hút những nhà đầu tư phù hợp nhất. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Trước đây Trung Quốc là đối thủ lớn nhưng giờ cơ hội đã lớn hơn, vấn đề là Chính phủ có tận dụng được cơ hội để đưa doanh nghiệp Việt Nam thay thế được doanh nghiệp Trung Quốc ở một số công đoạn, dần dần mở đường cho nhà đầu tư nước ngoài coi nhà cung ứng Việt Nam là những đối tác tin cậy, cạnh tranh hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
TuoitreNews
LBL_NEWERNAME
- Ẩn sau quyết định lớn của Apple và gần 1,5 tỷ USD của Intel ở Việt Nam - 26/02/2021
- Góc nhìn từ Philippines: Cần tìm hiểu tại sao Việt Nam thành công - 29/12/2020
- Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam trước cú sốc đại dịch? - 07/04/2020
- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Việt Nam như con nhộng mới lột một nửa, nửa pháp quyền, nửa Xô viết - 19/09/2019
- Đâu sẽ là những ngành công nghiệp phát triển hơn bao giờ hết khi suy thoái thực sự xảy đến? - 26/08/2019
LBL_OLDERNAME
- Thoát khỏi Trung Quốc: Cơ hội mới, iPhone 'made in Vietnam' - 29/01/2019
- Khởi nghiệp Israel đứng trước mối lo từ doanh nghiệp ngoại - 10/01/2019
- Giấc mơ FDI chưa thành sự thật của Myanmar - 09/07/2018
- Tiền đồng bị định giá yếu vì một chiếc hamburger - 17/07/2017
- Thước đo của sản phẩm, dịch vụ tài chính nhà băng - 24/05/2017