Giới đầu tư không còn quan tâm về kinh tế Trung Quốc

hoc ke toan, dich vu ke toanTheo CNN, mặc cho một loạt các tín hiệu “cực kỳ ảm đạm” về kinh tế Trung Quốc được đưa ra trong những ngày gần đây, chứng khoán Mỹ  và châu Âu vẫn bay cao. Chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 300 điểm chỉ trong ngày 1.3.

Các lo ngại về đợt suy thoái kinh tế toàn cầu đã tan biến, lý do là vì nền kinh tế số 1 thế giới đang diễn tiến tốt. “Những gì đã xảy ra gần đây chính là do các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Mỹ được cải thiện”, giám đốc chiến lược đầu tư Liz Ann Sonders tại hãng Schwab. Investors cho biết.
Bà Sonders cũng nói rằng các nhà đầu tư một lần nữa “đang chú ý vào các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Mỹ thay vì đánh từng dấu lên số liệu kinh tế Trung Quốc”. Không chỉ kinh tế Mỹ khá lên, giá dầu thế giới cũng tăng trong những ngày qua.
Dù vậy, không phải tất cả mọi người đều cho rằng bỏ qua các dấu hiệu mới nhất từ kinh tế Trung Quốc là hành động khôn ngoan. Chuyên gia Michael Block thuộc hãng Rhino Trading Partners gọi sự lạc quan của thị trường trong thời gian gần đây là sai lầm.

Lĩnh vực sản xuất của Đại lục đang trong tình trạng ảm đạm khi suy thoái đến bảy tháng. Hồi đầu tuần này, Trung Quốc gây ngạc nhiên cho thế giới khi thông báo rằng họ sẽ sa thải gần 2 triệu lao động trong ngành than và thép. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang trải qua quá trình chuyển đổi rất lớn. Song ngành dịch vụ của nước này, bao gồm các ngành như bán lẻ, bất động sản, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ chuyên nghiệp, cũng trông không thực sự tốt. Lĩnh vực này vừa chạm đáy bốn năm và đây là một đòn giáng mạnh vào tăng trưởng kinh tế.

Không ai biết kinh tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng chậm đến mức nào, thế nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng nước này không tăng trưởng ở mức 6,9% như họ tuyên bố. Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa có động thái kích thích nền kinh tế và đây là một tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang lo lắng.
Trở lại tháng 1, những tin tức tiêu cực hay “tình huống xấu nhất” của kinh tế Trung Quốc kể trên đã có thể kích hoạt một đợt bán tháo ồ ạt trên thị trường Mỹ và châu Âu. “Bạn từng nhìn thấy sự tương quan trong các đợt giảm ở thị trường Trung Quốc và Mỹ. Giờ đây chúng ta đang tiến gần hơn đến mức không có sự tương quan nào nữa giữa hai thị trường”, chuyên gia Sonders nhận định.

Niềm tin cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc sẽ bước đến hỗ trợ nếu tình hình kinh tế trở nên xấu hơn là một lý do khiến Trung Quốc không còn là mối quan tâm với giới đầu tư toàn cầu. Đại lục vừa mạnh tay sa thải sếp quản lý chứng khoán của họ sau một loạt sai lầm về chính sách, sau đó cố gắng trấn an các nhà lãnh đạo khác tại Hội nghị G20 rằng sẽ không có đợt phá giá bất ngờ nào đối với nhân dân tệ.

Trên hết, Trung Quốc vẫn còn dự trữ tiền mặt “khủng”. Dù đã giảm bớt trong thời gian gần đây, khoản dự trữ kia vẫn còn là một con số rất lớn. Giới đầu tư cho hay Đại lục sẽ là một chủ đề đáng lo hơn nếu nước này không có khoản dự trữ kể trên.

ThanhNienNews

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 
CongTy PhuNamHai 260 270

TrungTam Daihoc KinhTe 260 270

f and y 260 270
Lead talent 260 270

Lượt Truy Cập

Hôm nay: 52 Hôm qua: 793 Tổng truy cập: 1153989 Số người đang online: 26

THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dịch vụ và Tư vấn Thuế - Kế toán : 028.3932 6401 - 028.3932 6473
Tư vấn Quản lý và Nhà Thầu : 028.3932 6403 - 0945 168 743
Tư vấn Tổ chức và nhân sự : 028.3932 6341028.3890 9670

^