HSBC: Doanh nghiệp Việt ít lo lắng về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
- Chuyên mục: Tin Chiến lược Tài chính
- Lượt xem: 2317
- 02 - 11 - 2018
Ngân hàng HSBC vừa công bố kết quả khảo sát “HSBC Navigator” được thực hiện với hơn 8.500 doanh nghiệp tại 34 thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất về triển vọng thương mại quốc tế và tự tin nhất về khả năng thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay.
Các doanh nghiệp Việt Nam có mức độ lạc quan về môi trường thương mại quốc tế cao hơn đáng kể so với trung bình trên toàn cầu, với khoảng 91% tin rằng triển vọng kinh tế thuận lợi. Điều này phần nào phản ánh, các doanh nghiệp Việt không lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng. Họ cho rằng, ba yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng thương mại là môi trường kinh tế thuận lợi, chi phí vận chuyển, hậu cần và lưu kho giảm, nhu cầu về sản phẩm tăng.
Hiện tại, Nhật Bản là thị trường chính trong kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của các đơn vị Việt Nam tham gia khảo sát. Tiếp đến là Trung Quốc và Hàn Quốc.
HSBC : Doanh nghiệp Việt nam lạc quan. |
Dù khá lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu, khoảng 78% đơn vị Việt Nam được khảo sát vẫn cho rằng, Chính phủ ở các thị trường khác đang ngày càng bảo hộ hơn. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ trên toàn cầu với 63%.
Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp dường như không xem vấn đề bảo hộ thương mại tăng cao trên toàn cầu là yếu tố tác động tiêu cực. Chỉ 19% doanh nghiệp Việt trả lời khảo sát rằng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể cản trở hoạt động doanh nghiệp trong vòng ba năm tới. Kết quả này phần nào phản ánh việc đẩy mạnh xuất khẩu trong một số lĩnh vực như dệt may và hàng điện tử khi sản xuất và nhu cầu chuyển hướng khỏi Trung Quốc thời gian tới.
HSBC đánh giá, Việt Nam tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á với tăng trưởng sản xuất trung bình năm ở mức hai con số, lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển vững chắc. Đà tăng trưởng của Việt Nam có thể lắng xuống khi cầu đối với hàng Trung Quốc giảm và bảo hộ thương mại toàn cầu tăng cao, xuất khẩu được dự báo tăng trưởng vẫn nhanh hơn phần lớn các nước trong khu vực. Trong khi đó, kinh tế trong nước tiếp tục hưởng lợi từ du lịch đang phát triển và điều kiện thị trường lao động cải thiện.
Ông Winfield Wong - Giám đốc Toàn quốc Khối Dịch vụ Tài chính Doanh nghiệp tại HSBC Việt Nam, cho biết: “Sự lạc quan của các doanh nghiệp Việt phản ánh một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, được coi là một trong những ngôi sao tại châu Á. Họ lạc quan trên cơ sở cho rằng, được định vị đúng, nhờ kinh tế trong nước tăng trưởng mạnh, niềm tin về triển vọng kinh tế toàn cầu, các thỏa thuận thương mại sâu rộng và quan hệ thương mại phát triển với các thị trường lớn”.
VnexpressNews
LBL_NEWERNAME
- Vàng bị ‘đạp’ giá, lao dốc không phanh - 29/02/2020
- Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 6 năm - 07/02/2020
- Tp.HCM chính thức thông qua bảng giá đất mới 2020 - 15/01/2020
- Ngân hàng của Alibaba giải ngân trong 3 phút, không cần nhân viên - 29/07/2019
- Nhiều chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ “hụt hơi” trong năm 2019 - 21/11/2018
LBL_OLDERNAME
- Trung Quốc sắp có đợt cắt giảm thuế nhập khẩu quy mô lớn - 21/09/2018
- GDP Việt Nam có thể giảm 6.000 tỷ đồng mỗi năm vì Mỹ-Trung đối đầu - 09/08/2018
- IMF: Các chính sách thương mại của ông Trump làm tổn hại nền kinh tế - 18/06/2018
- Hiệp định thay thế TPP đã được ký kết - 09/03/2018
- Tự do kinh tế: Việt Nam đứng sau Lào và Campuchia - 04/02/2018