Nâng cao năng lực đánh giá doanh nghiệp của Ngành Thuế - Giải pháp cơ bản chống chuyển giá trong tiến trình hội nhập

Dịch vụ kế toán, Dich vu ke toan, Hoc Ke Toan, Học Kế toánThu Ngân sách trong những năm gần đây rất khó khăn, ngoài yếu tố kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn sau những năm suy thoái kéo dài, vẫn còn đó những hiện tượng "chuyển giá" của các doanh nghiệp FDI. Trước hiện trạng đó, để đánh giá đúng đắn hiện trạng của doanh nghiệp về khả năng thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ ngân sách, chúng tôi đăng bài nghiên cứu của ThS. Võ Đình Sáu, chuyên gia nghiên cứu về chính sách kinh tế Trường Đại học CNTP TP. Hồ Chí Minh về hiện trạng trên.

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP CỦA NGÀNH THUẾ – GIÃI PHÁP CƠ BẢN CHỐNG CHUYỂN GIÁ ( TRANSFER PRICING ) TRONG TIẾN TRÌNH  HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ( ASEAN ECONOMIC COMMUNITY )

Th.S Võ Đình Sáu

Giảng viên Khoa TCKT – ĐH CNTP.Tp.HCM

Hội viên Hội Tư Vấn Thuế Việt Nam 

THỰC TRẠNG

Chúng ta đều biết rằng : Ngân sách là nguồn lực quan trọng bậc nhất của nhà nước ta trong đầu tư phát triển , chiếm hơn 80% trong nguồn thu ngân sách là thuế thu từ các họat động kinh doanh của doanh nghiệp , trong đó tỷ trọng thuế TNDN luôn là sắc thuế chiếm tỷ trọng cao . Tuy nhiên , những năm gần đây , thu ngân sách nhà nước luôn rất khó khăn , luôn trong tình trạng thu không đạt chỉ tiêu đề ra , vấn đề này có nguyên nhân cơ bản là nền kinh tế nước ta đang ở giai đọan khó khăn , suy thóai, năng suất lao động và tính cạnh tranh kém , kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn , tuy nhiên trong đó vấn đề thất thu thuế TNDN từ họat động “ chuyển giá “ của các doanh nghiệp FDI với các báo cáo tài chính lỗ lũy kế trong nhiều năm ,  với tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số các doanh nghiệp FDI là điều làm chúng ta phải suy nghĩ và cần có các giãi pháp thích hợp để đối phó với thực trạng này .

Đồng thời với báo cáo lỗ ngày càng tăng của các doanh nghiệp FDI , trong  báo cáo “ kinh tế vĩ mô năm 2012 “ của Ủy Ban Kinh tế Quốc Hội Việt Nam  còn đề cập đến các chi phí không chính thức rất cao mà các doanh nghiệp Việt Nam ( bao gồm cả các doanh nghiệp FDI )  phải trả. Theo kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011, mặc dù đã giảm nhưng vẫn có tới hơn 52% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ phải chi  trả dưới dạng tiền lót tay cho các cán bộ hành chính địa phương, 7% số doanh nghiệp phải chi trả tới hơn 10% tổng thu nhập của họ cho các  khoản chi phí không chính thức . Báo cáo cũng chỉ ra rằng mặc dù tham nhũng nhỏ có biểu hiện giảm đi nhưng tham những lớn lại có xu hướng tăng thông qua các hành vi như “lại quả” khi ký kết hợp đồng, mua sắm công, hoặc thỏa thuận đất đai béo bở. Liên quan đến khía cạnh này, có  tới 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước cho biết việc chi trả hoa hồng là phổ biến. Điều này đã góp phần làm gia tăng sự bất công giữa các nhóm lợi ích và đại đa số dân chúng, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào bộ máy công quyền .

Để đảm bảo nguồn thu , trong thời gian dài , về hình thức , chúng ta duy trì một mức thuế suất thuế TNDN tương đối cao , các chính sách đối với các sắc thuế khác cũng phức tạp trong hành thu ( như thuế GTGT với quá nhiều lọai thuế suất , văn bản dưới Luật quá phức tạp và thường xuyên có sự thay đổi , …. ) và hệ lụy là  tổng mức thu thuế/GDP cao, trong đó có việc để mức thuế suất cao hơn so với các nước trong khu vực, đồng thời với một bộ máy cán bộ còn quá nhiều tiêu cực, tham nhũng như báo cáo của Ủy Ban Kinh tế Quốc Hội năm 2012 nêu trên là một trong những động cơ hấp dẫn các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm hưởng mức thuế TNDN thấp thông qua con đường chuyển giá mà bộ máy quản lý ( cả bộ máy quản lý thuế ) chúng ta không “phát hiện” được.

Số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, chiếm khoảng 20% GDP trong toàn nền kinh tế nhưng các doanh nghiệp FDI lại  chỉ đóng góp trên dưới 10% tổng thu ngân sách nhà nước. Nhiều doanh nghiệp trong khu vực này liên tục báo lỗ nhưng lại xin mở rộng đầu tư.

Trong báo cáo thanh tra của Thanh Tra Chính Phủ mới đây cũng cho thấy : Qua việc kiểm tra 399 DN FDI ở Bình Dương , Hà Nội , Đồng Nai , Tp.HCM phát hiện vào thời điểm 31.12.2011 , có đến 57% DN FDI hạch tóan lỗ , nhiều DN báo lỗ liên tục nhiều năm . Trong đó , qua xem xét có125 DN, có đến 36 DN lỗ liên tiếp 3 năm 2009 – 2011 với tổng mức lỗ lên tới 2.800 tỷ đồng , 69 DN khác có mức lỗ 2 năm liên tiếp với tổng mức lỗ 1.829 tỷ đồng . Đáng chú ý , TTCP còn phát hiện không ít DN kê khai lỗ lớn trong nhiều năm nhưng tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao , họat động kinh doanh liên tục được mở rộng , nhiều DN đã có số lỗ vượt quá VCSH . Từ đó ta thấy rằng : Thông tin trên là biểu hiện của việc “ chuyển giá “ , nhưng đa phần là cơ quan thuế không xác minh được thông tin đầu ra , đầu vào  đối với các DN nước ngòai nên cơ quan thuế không đủ cơ sở để xem xét , xử lý . Ngay cả các công ty kiểm tóan mang tầm cở quốc tế ( Big Four ) , chiếm 80% thị phần và doanh thu kiểm tóan và dịch vụ tư vấn tại Việt Nam , là dạng công ty dịch vụ , chi phí chủ yếu là lương và quản lý nhưng cũng luôn thua lỗ và thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN là không đáng kể ( năm 2009 , 3 công ty thuộc nhóm Big Four khai lỗ 96 tỷ đồng VN)

HẠN CHẾ VỀ LUẬT 

- Vấn đề chuyển giá chưa được Luật hoá; việc áp dụng các phương pháp tính giá theo Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính còn phức tạp, khó khăn.

- Việc quản lý giá giao dịch chuyển giao sản phẩm giữa các bên liên kết chưa được quy định cụ thể trong Luật thuế hiện hành. Chưa có hệ thống định mức bình quân theo ngành nghề, hệ thống tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, hệ thống giá... làm cơ sở so sánh, ấn định thuế. Chưa có qui định việc lưu trữ sổ sách kế toán, hồ sơ khai thuế dưới dạng dữ liệu (kết xuất dữ liệu từ phần mềm kế toán và các hồ sơ khai thuế điện tử) để cung cấp thông tin phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế.

- Mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các trường hợp chuyển giá còn quá nhẹ, được quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế (quy định tại Luật quản lý thuế hiện hành, tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP và Thông tư số 61/2007/TT-BTC) mà chưa có hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn nên chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp có hành vi chuyển giá tránh thuế (như xử phạt kê khai sai 10%, phạt chậm nộp 0,05%/1 ngày chậm nộp. Các trường hợp chuyển giá dẫn tới số lỗ luỹ kế bằng hoặc vượt số vốn chủ sở hữu thì cũng chưa có quy định về việc bắt buộc người nộp thuế phải giải thể hoặc không được hoàn thuế GTGT…).

GIẢI PHÁP 

Như vậy chúng ta thấy rằng :

+ Một là, Chính phủ bằng các giãi pháp giảm , giãn thuế đã giúp cho DN , nhất là các DN vừa và nhỏ có điều kiện ổn định và mở rộng thị trường , tăng vòng quay vốn , giảm chi phí đầu vào , vuợt qua giai đọan khó khăn hiện nay hiện nay . Nhưng đồng thời phải có các giãi pháp hữu hiệu để đảm bảo nguồn thu ngân sách , đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẵng về trách nhiệm và nghĩa vụ trong cộng đồng các doanh nghiệp ,  cả doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngòai , chống các hành vi cố tình “ chuyển giá “ nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp ngân sách , làm lệch lạc môi trường kinh doanh , tạo kẽ hở cho các hành vi thao túng , tham nhũng , …..

+ Hai là, Bộ Tài Chính cần khẩn trương nghiên cứu và ban hành thông tư về APA (Advance Pricing Arangements) “Hướng dẫn việc áp dụng trước về phương pháp xác định giá tính thuế(APA ) trong quản lý thuế ",  nhằm đấu tranh với các trường hợp chuyển giá đang diễn ra phổ biến trong các Doanh nghiệp FDI trong thời gian vừa qua . Nhưng việc áp dụng APA chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự nguyện , dựa trên chính sách đàm phán với nhà đầu tư để đi đến thống nhất , để điều này diễn ra một cách hợp lý , minh bạch trong quá trình đàm phán , có thể chỉ ra các bất hợp lý từ các dữ liệu do nhà đầu tư cung cấp , thì đòi hỏi một trình độ cao của các viên chức ngành thuế , cũng như các dữ liệu mà cơ quan thuế có được từ họat động kinh doanh của nhà đầu tư ( ngành nghề , mặt hàng , tính cạnh tranh , yếu tố độc quyền , quan hệ liên kết , vốn đầu tư, ….. ) . Chỉ khi nào , tính chuyên nghiệp trong họat động của ngành thuế và các viên chức thuế được nâng lên thì khi đó việc đấu tranh trong đàm phán APA mới đem lại kết quả tốt nhất cho họat động thu ngân sách nhà nước, mà chủ yếu là nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) .

+ Ba là, Với tư cách là những nhà đầu tư mang tầm vóc quốc tế , với kinh nghiệm , thị trường , công nghệ , thì không thể nào họ chấp nhận “ lỗ thật “ , “ lỗ triền miên “ như các báo cáo tài chính mà chúng ta đã kiểm tra và công bố như  thời gian vừa qua . Không thể lỗ triền miên “ nhưng họ vẫn tiếp tục đầu tư mỡ rộng ngày càng lớn trên thị trường , điều này chỉ có thể lý giãi là ở đây có “dấu hiệu chuyển giá“.Nhưng từ dấu hiệu đến việc đưa ra các bằng chứng thuyết phục để chứng minh là chặng đường đấu trí vô cùng gay go và khắc nghiệt .

Tất nhiên , những động thái của chúng ta về vấn đề tăng cường kiểm tra doanh nghiệp cũng đem lại những băng khoăn và lo lắng cho cộng đồng các doanh nghiệp đầu tư nước ngòai, họ cho rằng “ Chuyển giá hiện nay thuộc phạm vi kiểm tra thuế tổng quan , tuy nhiên việc kiểm tra tổng quan sẽ không đủ chiều sâu cần thiết để phát hiện được những kế họach không lành mạnh về chuyển giá và do vậy quá trình kiểm tra chuyển giá là không rõ ràng và không đủ rõ ràng“ (Bản kiến nghị chung về môi trường kinh doanh của Eurocharm ) . Điều đó đòi hỏi chúng ta : Nâng cao tính hiệu quả của qui trình thực hiện và thủ tục kiểm tra chống chuyển giá và hướng dẫn rõ ràng về thực hiện chương trình thỏa thuận giá định trước ( APA ) . Điều này , không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành thuế trong cuộc chiến đấu tranh chống chuyển giá bằnh cách :

* Nhanh chóng ban hành thông tư hướng dẫn về APA , nhằm khuyến khích việc xây dựng các thủ tục rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi của các doanh nghiệp có giá thỏa thuận trước , nhằm động viên họ trong họat động kinh doanh và hạn chế những phiền hà có thể gây ra khi thực hiện thanh kiểm tra nhằm nhằm tìm kiếm chống chuyển giá tại doanh nghiệp , mà thời gian và công sức thực hiện chưa đem lại kết quả rõ ràng như thời gian qua chúng ta đã thực hiện , nhất là trong điều kiện nến kinh tế đang rất khó khăn như hiện nay  . Về lâu dài cần xây dựng Luật chống chuyển giá .

* Tăng cường công tác phân tích , đánh giá doanh nghiệp là nhân tố cơ bản nhằm tìm kiếm các bằng chứng phân tích mang tính thuyết phục khi đàm phán xây dựng thỏa thuận về giá ( APA ) cũng như khi tiến hành kiểm tra chống chuyển giá tại các doanh nghiệp , thông qua việc xây dựng  hệ thống định mức bình quân theo ngành nghề, hệ thống tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, hệ thống giá... . Điều này đòi hỏi công tác xây dựng đội ngũ  cán bộ ngành thuế trong quá trình đào tạo , tự đào tạo , giao lưu quốc tế , thông hiểu “Thuế quốc tế “ , có khả năng phân lọai , tính tóan , phân tích chỉ ra những hợp lý và bất hợp lý trong quá trình họat động của doanh nghiệp . Nâng cao hơn nữa vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý diễn biến phát sinh các lọai nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp , kịp thời phát hiện các trường hợp có dấu hiệu gian lận rõ rang và nhanh chóng ( ngay cả với thuế GTGT hiện nay , khi phát sinh thuế đầu vào một hóa đơn của doanh nghiệp ở tỉnh này , đầu ra của một doanh nghiệp khác ở tỉnh khác mà chúng ta cũng phải đi xác minh chứ chưa line ngay được , mất rất nhiều thời gian xác minh như thời gian qua )

* Thông qua quan hệ quốc tế , thông qua các cơ quan đại diện tại nước ngòai và các nguồn thông tin cần thiết khác , xây dựng ngân hàng thông tin dữ liệu về các doanh nghiệp trước , trong và sau khi họ đầu tư vào Việt Nam , có dữ liệu so sánh về chính sách thuế ( chủ yếu là chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp ) tại quốc gia họ đóng trụ sở chính và các chi nhánh tại các quốc gia  liên quan nhằm thu thập và đánh giá khả năng chuyển giá trong các trường hợp có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các quốc gia này

Thực ra việc chống chuyển gía không chỉ nhằm vào các doanh nghiệp FDI liên quan trực tiếp đến thuế thu nhập doanh nghiệp , mà còn là giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp Việt Nam , giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngòai , ẩn chứa sâu xa trong các họat động chuyển giá này , ngòai hành vi gian lận thuế ( mà chủ yếu là thuế TNDN ) còn là hành vi nhằm  hợp thức hóa các quan hệ  “Hối lộ “ , “ Tham nhũng “, “ Rữa tiền “  trong các dự án đầu tư , mua sắm thiết bị,  các sản phẩm mang tính đặc thù khó có giá so sánh , ….. VV …… Điều đó đòi hỏi tầm quan trọng của năng lực  thu thập thông tin , xử lý thông tin của cán bộ ngành thuế , ngòai chống chuyển giá còn góp phần phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng trong tình hình hiện nay , khi mà tiến trình gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 và TPP đã đến rất gần , các dòng thuế xuất nhập khẩu ngày càng thu hẹp , khi đó vai trò của nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng trong tổng các nguồn thu của ngân sách nhà nước .

quantritaichinh.vn

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 
CongTy PhuNamHai 260 270

TrungTam Daihoc KinhTe 260 270

f and y 260 270
Lead talent 260 270

Lượt Truy Cập

Hôm nay: 80 Hôm qua: 206 Tổng truy cập: 1146785 Số người đang online: 74

THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dịch vụ và Tư vấn Thuế - Kế toán : 028.3932 6401 - 028.3932 6473
Tư vấn Quản lý và Nhà Thầu : 028.3932 6403 - 0945 168 743
Tư vấn Tổ chức và nhân sự : 028.3932 6341028.3890 9670

^