TKV lỗ lơn nghìn tỷ vì đầu tư tài chính: “Lỗ thì cho phá sản”?
- Chuyên mục: Tin Quản trị Tài chính
- Lượt xem: 4293
- 21 - 03 - 2017
Mới đây Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong năm 2015. Theo đó, Tập đoàn này có khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà nguyên nhân chính đến từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ cũng như các công ty thành viên.
Cùng với việc thanh tra công ty mẹ, Đoàn Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã thanh tra tình hình kinh doanh của 5 công ty thành viên gồm: Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ,Tổng Công ty Khoáng sản TKV, Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV, Công ty CP Địa chất mỏ, Công ty CP Địa chất Việt Bắc. Kết quả cho thấy, nhiều khoản đầu tư tài chính dài hạn bị thua lỗ, dẫn đến lợi nhuận chưa phân phối của TKV âm 478 tỷ đồng trong năm 2015.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của TKV, tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của TKV đạt hơn 138.526 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 38.182 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng nợ phải trả của tập đoàn lên tới gần 100.344 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là 37.609 tỷ đồng, nợ dài hạn 62.734 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả của tập đoàn gấp hơn 2,6 lần vốn chủ sở hữu và tương đương 72% tổng tài sản.
Cũng theo kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, tại thời điểm 31/12/2015, có 2/6 doanh nghiệp được thanh tra để nợ phải trả quá hạn với số tiền gần 8,5 tỷ đồng; 6/6 doanh nghiệp có nợ phải trả dài hạn với tổng số nợ gần 48.164 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay dài hạn để đầu tư các dự án, không phát sinh nợ quá hạn.
Về vấn đề đầu tư tài chính, kết luận thanh tra cho thấycó 4/6 doanh nghiệp được thanh tra có hoạt động đầu tư tài chính tại thời điểm 31/1/22015 với số vốn hơn 17.157 tỷ đồng. Trong đó, có 3/6 doanh nghiệp đầu tư tài chính dài hạn và một số đơn vị đầu tư chưa hiệu quả.
Cụ thể, theo báo cáo, Công ty mẹ - Tập đoàn đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12/2015 hơn 15.729 tỷ đồng vào 59 công ty, bao gồm 49 công ty con, 7 công ty liên doanh, liên kết và 3 công ty khác. Năm 2015, có 50 công ty kinh doanh có lãi số tiền gần 655 tỷ đồng, cổ tức là lợi nhuận được chia năm 2015 là 98,6 tỷ đồng (chiếm 0,63% trên tổng số vốn đầu tư tài chính), tuy nhiên, có 9 công ty kinh doanh thua lỗ số tiền hơn 594 tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2015, có 11 công ty kinh doanh lỗ số tiền hơn 1.407 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có Công ty CP Vận tải thủy - Vinacomin lỗ 139 tỷ đồng; Công ty CP Cromit Cổ Định Thanh Hoá - TKV lỗ 115 tỷ đồng; Công ty Đóng tàu Sông Ninh - TKV lỗ 90 tỷ đồng; Công ty Liên doanh Aluminna (Campuchia - Việt Nam) lỗ 69 tỷ đồng; Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin lỗ gần 70 tỷ đồng và Công ty CP Sắt Thạch Khê lỗ hơn 17 tỷ đồng.
Tổng Công ty Khoáng sản TKV cũng có khoản đầu tư tài chính dài hạn hơn 720 tỷ đồng vào 18 công ty. Trong số này, có 11 công ty có lãi gần 72 tỷ đồng nhưng 7 công ty còn lại thua lỗ lên tới hơn 124 tỷ đồng trong năm 2015. Tại thời điểm 31-12-2015, có 12 công ty lỗ tới hơn 284 tỷ đồng.
Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV cũng đầu tư tài chính dài hạn 514 tỷ đồng vào 12 công ty. Năm 2015 có 12 công ty kinh doanh có lãi hơn 86 tỷ đồng, nhưng có 3 công ty lỗ lũy kế gần 266 tỷ đồng.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, đây là thanh tra hoạt động và kết quả kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong năm 2015. Thời điểm đó rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư dàn trải, ngoài ngành và hầu như doanh nghiệp nào cũng lỗ. Tất cả những khoản lỗ của doanh nghiệp nhà nước khi đầu tư dàn trải và ngoài ngành đều dễ hiểu và bắt nguồn từ các lý do sau: Thứ nhất là họ không có chuyên môn; thứ hai là họ đầu tư theo kiểu không phải tiền của mình nên thường không hiệu quả; tiếp đó nữa là đôi khi quyết định đầu tư thường bị chi phối bởi lợi ích nhóm...
Việc đầu tư ngoài ngành dẫn đến lỗ nặng của các doanh nghiệp nhà nước là vấn đề nhức nhối của xã hội nhiều năm qua. Để hạn chế và xóa bỏ vấn đề này, cần phải thực hiện nhiều giải pháp. Giải pháp trước tiên đó là cắt lỗ. Dù đau một lần nhưng vẫn phải cắt lỗ ngay để những khoản lỗ đó không ngày càng lỗ nặng nữa. Tiếp theo đó là thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Hiện việc thoái vốn đang được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo lộ trình.
Và giải pháp cuối cùng theo như tinh thần của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng mới nói trên Quốc hội mới đây đó là doanh nghiệp nhà nước nếu nợ tự vay thì tự trả. Trong trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.
MSNNews
LBL_NEWERNAME
LBL_OLDERNAME
- 9 yêu cầu Thống đốc đặt ra với các ngân hàng thương mại - 30/01/2017
- Yahoo đổi tên sau khi bán tài sản cho Verizon - 10/01/2017
- Vietcombank, ngân hàng đầu tiên sạch nợ tại VAMC - 01/01/2017
- Duy nhất đại gia Thái Lan đăng ký đấu giá cổ phần Vinamilk - 09/12/2016
- Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2016 - 01/12/2016