Gian lận trong hạch toán chênh lệch tỷ giá hiện nay
- Chuyên mục: Bài viết Hạch toán Kế toán
- Lượt xem: 8753
- 28 - 04 - 2010
Chênh lệch tỷ giá là loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp , nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhấp khẩu , mà điều này là bình thường trong hoạt động của các doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực kế toán số 10 “ Aûnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái “ . Trong điều kiện nền kinh tế chưa ổn định , những bất ổn về tiền tệ có thể xảy ra và sự phát sinh là hiển nhiên , chẵng hạn từ tháng 3/2008 đến tháng 10/2008 , nền kinh tế nước ta trong giai đoạn lạm phát cao đã dẫn đến sự biến động về tỷ giá ( giá công bố của ngân hàng nhà nước thấp hơn nhiều so với giá thị trường tự do ) , dẫn đến nhiều doanh nghiệp cần ngoại tệ thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn phải mua ngoại tệ với giá cao hơn giá công bố + biên độ cho phép , như vậy các doanh nghiệp phải hạch toán phần chênh lệch này ,làm báo cáo tài chính đa phần các công ty đều gia tăng chi phí tài chính cuối năm 2008 , cùng với việc lập các khoản dự phòng tài chính do đầu tư cổ phiếu đã góp phần gây ra thua lỗ cho nhiều công ty , nhất là các công ty cổ phần , điều này có thể xem là sự kiện khách quan , có thể chấp nhận được .
Nhưng có những doanh nghiệp mà các nhà quản lý đã lợi dụng sự biến động này nhằm thu lợi cá nhân cho các thành viên quản lý , đẩy phần chi phí tài chính này về phía doanh nghiệp , góp phần tăng lỗ , gây khó khăn tài chính cho doanh nghiệp , cty , cho các cổ đông , các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần , cổ phiếu nhất là ở các công ty cổ phần mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối . Vậy , thủ thuật mà họ dùng để qua mặt các cổ đông và cả các công ty kiểm toán đó là gì ?
Chúng ta đều biết , trong hoạt động kinh doanh , nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu thì loại hình dịch vụ ủy thác bao giờ cũng tồn tại do những điều kiện khách quan và khả năng của từng doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và đặc điểm của mỗi doanh nghiệp .
Tuy nhiên , có những công ty , trong hoạt động kinh doanh ủy thác đã không thể hiện đầy đủ các yêu cầu pháp lý đối với loại hình dịch vụ này , điều này là có chủ ý gian lận ngay từ đầu mà các thủ tục kiểm toán thông thường khó có thể phát hiện được . Nghĩa là họ vẫn ký hợp đồng mua hàng bình thường với các đối tác nước ngoài và ký hợp đồng bán hàng bình thường với các khách hàng trong nước ( mà thực chất các khách hàng này là được chỉ định theo yêu cầu của chủ hàng ủy thác nhập khẩu ) , khi đó giá bán chính là giá mua + hoa hồng ủy thác được hưởng ( với tỷ lệ từ 1% đến 5% tùy theo điều kiện ) , nhưng vấn đề quan trọng ở đây chính là Doanh nghiệp phải gánh một khoản công nợ phải trả ( phải trả người bán với gốc ngoại tệ ) , trong khi khoản nợ phải thu ( đối với người mua trong nước ) làkhoản nợ phải thu ( tài sản ) Việt Nam đồng .Điều đáng quan tâm là trong các hồ sơ kế toán thể hiện việc mua – bán ( Hồ sơ nhập khẩu – invoice , Pasking list , C/O , hợp đồng mua, hợp đồng bán , hóa đơn bán hàng , phiếu xuất kho , lệnh giao hàng , …….) hoàn toàn phù hợp với chính sách và chế độ kế toán hiện hành , phù hợp với các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và do đó các kiểm toán viên khó có thể nhận biết được .
Khi đến hạn thanh toán , thì về mặt hình thức là trách nhiệm của doanh nghiệp , nhưng thực chất điều này là do thỏa thuận thanh toán giữa chủ hàng nhập khẩu và nhà cung cấp ở nước ngoài , điều đó cũng có nghĩa là những khoản nợ phải thu ( tài sản ) và khoản nợ phải trả ( nguồn vốn ) thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là những con số có thật về mặt hình thức , nhưng là những con số vô hồn về mặt nội dung , vô hồn trong phân tích tài chính doanh nghiệp bởi vì nó không làm nhà nhà quản lý quan tâm trong việc tích cực thu hồi nợ phải thu và cũng không phải lo khi phải gánh một khoản nợ phải trả ( có gốc ngoại tệ ) không phải là của họ mặt dù về mặt cơ sở dẫn liệu khi kiểm toán , các kiểm toán viên đều thu được các bằng chứng rằng đây là các khoản phải thu , phải trả có thực, thuộc quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp , phát sinh , đầy đủ , đánh giá , trình bày và công bố , hợp lý , ….. thông qua các bảng xác nhận công nợ , tính toán , kiểm kê , ...VV và ….VV …
Nhưng vấn đề là khi thanh toán , chúng ta đều phải thừa nhận rằng nền kinh tế chúng ta về nhiều mặt là còn khó khăn so với nhiều nền kinh tế khác và chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận là giá trị đồng tiền chúng ta có sự ổn định thấp hơn so với các đồng tiền khác , nhất là so với các loại ngoại tệ mạnh , do đó sự phát sinh chênh lệch tỷ giá khi thanh toán nước ngoài chủ yếu là phát sinh chi phí tài chính ( Nợ 635 ) . Như tôi đã phân tích chi tiết ở phần trên , khi thanh toán sẽ dẫn đến phát sinh chi phí tài chính ( chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm thanh toán và thời điểm ghi nhận nợ phải trả ( thời điểm nhập khẩu ) , về thực chất là chủ hàng nhập khẩu ủy thác sẽ phải gánh chịu , bởi vì họ nhận hàng và họ kinh doanh thu lợi về hoạt động đó của họ , họ quay vòng vốn , lưu chuyển và tính toán làm sao thu được lợi ích của mình , điều này là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kinh doanh của nhà quản trị , kể cả yêu câu bảo toàn vốn có tính đến thời giá tiền tệ và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế . Nhưng về mặt hình thức thì khoản chi phí tài chính phát sinh này lại do Công ty nhập khẩu gánh chịu, nó hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kế toán số 10 “ ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái “ , phù hợp với các chế độ , chính sách , phương pháp kế toán hiện hành , phù hợp yêu cầu về chứng từ của các công ty kiểm toán , khi kiểm toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh này .
Như vậy , chủ hàng nhập khẩu phải chấp nhận , sẵn sàng chấp nhận thanh toán nợ phải trả ( có gốc ngoại tệ ) cho nhà cung cấp nước ngoài theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán , nhưng việc thanh toán này phải qua công ty nhập khẩu bởi toàn bộ hồ sơ nhập khẩu đứng tên công ty nhập khẩu và do đó khoản chênh lệch tỷ giá này cũng được hạch toán hợp pháp tại công ty nhập khẩu , như vậy khoản chênh lệch tỷ giá này ( chi phí tài chính – phù hợp chế độ kế toán ) do công ty nhập khẩu gánh chịu và gián tiếp rơi vào thu nhập cá nhân cho các nhà quản lý công ty đó .Bởi vì họ chỉ phải thu theo số nợ phải thu ( khi bán hàng – xuất hóa đơn – Việt nam đồng ) nhưng phải trả cao hơn số nợ phải trả ( khi ghi sổ ) vì gốc ngoại tệ của nó .
Đây là kiểu gian lận khá tinh vi và khó có thể phát hiện tại các công ty nhập khẩu hiện nay , nhất là ở các công ty cổ phần mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối , cho dù các công ty kiểm toán có áp dụng việc thu thập bằng chứng như thế nào đi nữa, cũng khó mà có thể phát hiện được , khi mà đa phần các công ty cổ phần đại chúng đều kết thúc niên độ tại thời điểm 31.12 , kỳ đại hội thường xảy ra trong quí 2 năm sau , khi đó áp lực thời gian kiểm toán của các công ty kiểm toán càng lớn , một vấn đề nữa là đạo đức nghề nghiệp mà cụ thể là “ tính độc lập “ của đa phần các công ty kiểm toán hiện nay cũng đang là dấu “ ? “ rất lớn , thường là khả năng đặt lợi ích của nhà quản lý cao hơn lợi ích của các cổ đông , nhất là các cổ đông thiểu số là hoàn toàn có thể xãy ra trong thực tế .
Cùng với gian lận về “ chuyển giá “ trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu mà chúng ta đều biết , gian lận về hạch toán “ chênh lệch tỷ giá “mà tôi tìm hiểu , phát hiện được và trình bày qua quá trình tham gia thực tế các hoạt động kiểm toán trên đây là một vấn đề vô cùng lớn , phức tạp và nhạy cảm . Bởi vì sự gian lận này nó ảnh hưởng trực tiếp và trọng yếu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông , của công chúng , ảnh hưởng đến tính minh bạch của báo cáo tài chính doanh nghiệp nói riêng và chính sách tài chính của nhà nước nói chung , nhưngkhi phát hiện nó đã là vô cùng khó khăn thì vấn đề kết luận , ghi nhận trên hồ sơ kiểm toán và trình bày ý kiến trên báo cáo kiểm toán lại là khó gấp ngàn lần bởi hệ thống các chuẩn mực kiểm toán hiện nay chưa cụ thể đến các tình huống gian lận này .
Bài viết này , một mặt trình bày lên một sự kiện trong thực tế hiện nay của tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nước ta , khi mà ngày càng diễn ra sự tách rời giữa quyền quản lý và quyền sỡ hửu , mà cụ thể là ngày càng hình thành nhiều các công ty cổ phần nhằm trao đổi một vấn đề về rủi ro mới xảy ra trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính với các bạn quan tâm về kiểm toán . Mặt khác , qua đây chúng ta thấy rằng : chính sách, phương pháp hạch toán kế toán do nhà nước ban hành luôn tồn tại các hạn chế vốn có của nó trong quá trình thực hiện , cần hoàn chỉnh và bổ sung . Về phía các nhà đầu tư , những người nắm giữ cổ phần cổ phiếu , cần luôn nhận thức rằng : Báo cáo kiểm toán chỉ là phương tiện để giúp họ gia tăng hơn độ tin cậy của mình với các báo cáo tài chính được lập bởi những nhà quản lý mà thôi , còn vấn đề quan trọng hơn là họ phải tự mình đánh giá về doanh nghiệp đó , thông qua các chỉ số tài chính , thị trường , nghành nghề, quan điểm về rủi ro , …….. và nhất là sự trung thực và các giá trị đạo đức của nhà quản lý ở doanh nghiệp đó .
ThS.Vo Dinh Sau
LBL_NEWERNAME
- Thông tư 200/BTC – một bước trong tiến trình hướng đến minh bạch báo cáo tài chính - 22/05/2016
- Kinh Đô định giá trị thương hiệu và biến nó thành Tài sản cố định Vô hình có hợp lý? - 22/09/2012
- Đánh giá việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam - 11/06/2011
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - 06/05/2010