Kinh Đô định giá trị thương hiệu và biến nó thành Tài sản cố định Vô hình có hợp lý?

hoc ke toan, học kế toán, dich vu ke toan, dịch vụ kế toánTheo Kinh Đô, nếu không ghi nhận vào giá trị tài sản cố định, cũng có nghĩa là gạt bỏ cái tên "Kinh Đô". Trường hợp một doanh nghiệp kiên trì ghi nhận giá trị thương hiệu vào bảng cân đối kế toán liên tục trong 6 năm có lẽ là hy hữu. Vào mùa doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã quá quen với thông tin kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị kéo xuống, lỗ từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng sau soát xét, kiểm toán. Họ cũng đã quá quen với những lưu ý, ngoại trừ mà các kiểm toán viên đưa ra trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Riêng với trường hợp của Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC), sự kiên trì của cả doanh nghiệp lẫn đơn vị kiểm toán, đã khiến không ít nhà đầu tư phải đặt câu hỏi: tại sao biết sẽ bị kiểm toán "lưu ý" mà KDC vẫn cố tình kê khoản mục giá trị thương hiệu Kinh Đô vào phần thuyết minh 9, tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp, nhất là khi đây không phải là lần đầu Ernst& Young (E&Y) đưa ra lưu ý này?

Trả lời việc liệu KDC có cố tình ghi giá trị thương hiệu vào tài sản cố định làm tăng tổng tài sản công ty, tăng vốn chủ sở hữu và làm giảm lợi nhuận, như trong nội dung mà phía kiểm toán đã lưu ý, một thành viên trong Hội đồng quản trị của KDC cho biết, KDC không thể không ghi nhận giá trị thương hiệu "Kinh Đô", mặc dù cũng "dư biết" là phía kiểm toán sẽ lại tiếp tục căn cứ "theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và công văn của Bộ Tài chính để xác định "thương hiệu được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình". Bởi lẽ, nếu không ghi nhận giá trị thương hiệu Kinh Đô thì sẽ không có thương hiệu Kinh Đô gắn với tên của tập đoàn là công ty cổ phần đang niêm yết hiện nay.

Kinh Đô trước đây vốn là của Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô, nay từ việc được xác định như phần vốn góp vào KDC trong 20 năm mà KDC có thể sử dụng như một thương hiệu chung của cả tập đoàn. Do đó, nếu gạt giá trị tài sản cố định này ra ngoài không ghi nhận, có nghĩa cũng là gạt bỏ cái tên "Kinh Đô", trong khi giá trị tài sản cố định vô hình này lại đang trong giai đoạn chưa hoàn tất khấu hao.

Có lẽ nếu không có sự thay đổi nào từ các quy định hiện hành thì nhà đầu tư và cổ đông của KDC sẽ còn tiếp tục được chứng kiến cảnh "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay" từ hai phía. Một cổ đông của KDC cho biết: "Riết rồi cũng quen, không quan tâm nữa. Có chừng đó tài sản thì có giảm lỗ, tăng lãi thêm chút đỉnh, lợi nhuận phân phối có bớt đi chút đỉnh, xem như cũng chẳng ảnh hưởng… hòa bình thế giới". Nhưng giả định Nhà nước ra quy định không cho phép doanh nghiệp ghi nhận giá trị thương hiệu vào vốn góp thì liệu tranh chấp có xảy ra và phải xử lý như thế nào với cái tên "Kinh Đô"?Rõ ràng là dù đã quen, nhưng những ai đang tâm huyết với KDC cũng không khỏi có lúc "bực mình". Một thương hiệu lớn, có uy tín, thậm chí theo nhiều chuyên gia thì nếu định giá độc lập có thể giá trị tăng cao gấp mấy lần, thậm chí mấy chục lần giá trị thương hiệu 50 tỷ đồng mà nội bộ Kinh Đô đã định giá, tại sao lại không được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán, để tránh gây ra những hiểu lầm cho các cổ đông vốn đang rất mong mỏi sự minh bạch từ doanh nghiệp niêm yết?

Một chuyên gia tư vấn về nhượng quyền thương mại đặt vấn đề: giả dụ doanh nghiệp A muốn bỏ vốn để kinh doanh phở với thương hiệu Phở 24, trong hợp đồng nhượng quyền được ký với Phở 24 thì đến cuối năm bút toán sổ sách, ngoài tổng tài sản bao gồm tài sản cố định hữu hình hiện có, doanh nghiệp đó có được tính tiền thuê thương hiệu Phở 24 vào tổng tài sản của mình và ghi nhận trong bảng cân đối kế toán hay không?

Hoặc, đặt một giả thiết khác, Highland Coffee của VTI đã mua lại Phở 24 với trị giá thương vụ 20 triệu USD, thì một câu hỏi mà có lẽ ai cũng có thể trả lời được là cái gì đã làm nên giá trị thương vụ lớn đến vậy, đó chính là thương hiệu Phở 24, chứ không hẳn chỉ là tài sản cố định hữu hình! Hơn thế, VTI chắc chắn không thể bỏ ra 20 triệu đô la Mỹ cho một thương vụ M&A mà không được ghi nhận con số đó vào bảng cân đối kế toán của mình. Nếu không được ghi nhận, thử hỏi họ sẽ bút toán 20 triệu USD đó vào đâu?

Như vậy, cả hai giả thiết mà vị chuyên gia đặt ra đều có điểm tương tự như trường hợp của KDC. Và đúc rút lại, lý do mà KDC "kẹt" trong việc ghi nhận giá trị thương hiệu, một việc vốn đã rất phổ biến trong các hoạt động định giá doanh nghiệp để M&A, vẫn là "các quy định hiện hành".

Theo quy định hiện nay, việc ghi nhận giá trị thương hiệu như một phần vốn góp vẫn chưa được các cơ quan quản lý cho phép. Cách đây vài năm, câu chuyện góp vốn bằng thương hiệu cũng từng được Bộ Tài chính xới xáo lên một lần trong dự thảo thông tư về định giá thương hiệu, đồng ý về nguyên tắc để doanh nghiệp dùng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu đầu tư góp vốn. Đáng tiếc là điều này cho đến nay vẫn chưa được hợp thức hóa trong bất kỳ thông tư chính thức nào. Và cũng trước đây, văn phòng Chính phủ từng cho phép thí điểm thực hiện việc góp vốn bằng thương hiệu, nhưng về sau lại không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề trên. Mọi kỳ vọng của doanh nghiệp về vấn đề này xem như vẫn "chìm xuồng" !

Nhận xét về trường hợp của KDC cũng như các trường hợp tương tự khác trên thị trường chứng khoán, Trưởng phòng phân tích và tư vấn đầu tư của Công ty chứng khoán MayBank Kim Eng Phan Dũng Khánh nên quan điểm: "Trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp đại chúng tính giá trị thương hiệu vào giá trị tài sản. Tuy nhiên, việc này không có ý nghĩa khi doanh nghiệp định giá bán vốn, cổ phần bằng mệnh giá, mà chỉ có nghĩa khi doanh nghiệp có giá trị thương hiệu mạnh, được nhà đầu tư mua cổ phần với giá cao hơn thị giá. Ở những trường hợp bị kiểm toán đưa ra lưu ý như KDC, nhìn chung đối tượng chịu thiệt vẫn là doanh nghiệp. Vì tính theo kiểm toán, tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ bị giảm và điều đó đương nhiên tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư.

Làm thế nào để giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp được đánh giá, công nhận như một giá trị, lợi thế cạnh tranh không chỉ của chính doanh nghiệp, mà còn của cả quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay? Câu trả lời chung quy vẫn là: Chờ luật!

VnexpressNews

Bình Luận

Theo chúng tôi, việc Kinh đô đánh giá giá trị thương hiệu là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, nếu Kinh đô đưa giá trị thương hiệu vào Báo cáo Tài chính (Thuật ngữ : Ghi nhận giá trị thương hiệu của chính mình lên Báo cáo Tài chính) là điều không khả thi về nhiều khía cạnh :

1/ Thứ nhất : Nếu ghi tăng giá trị tài sản thì sẽ ghi tăng "cái gì" tương ứng! Tức là khi ghi tăng tài sản cố định vô hình thì nguồn vốn phải tăng theo hoặc 1 tài sản khác giảm xuống. Tất nhiên trong trường hợp này thì nguồn vốn tăng theo. Nếu nguồn vốn tăng thì "nguồn vốn nào sẽ tăng?". Vốn điều lệ không tăng vì có ai góp gì vào đó đâu mà tăng! Lợi nhuận không tăng vì có kinh doanh đâu mà tăng! Vậy ta sẽ ghi tăng nguồn vốn nào! Đây chỉ là lý luận sơ khởi.

2/ Thứ hai : Nếu ghi tăng Tài sản cố định vô hình, thì ta biết rằng : Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS-04 (Tài sản cố định vô hình) cũng như chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS-38 và Chuẩn mực Tài chính quốc tế IFRS đều thống nhất khẳng định rằng : Giá trị Tài sản cố định vô hình phải được xác định theo nguyên tắc giá gốc (trước tiên) và theo đánh giá lại sau đó (chỉ có IAS và IFRS, VAS không bàn đến đánh giá lại). Điều này có nghĩa là : Một TSCĐ vô hình phải có phát sinh bằng giá gốc đã chứ không thể dựa trên cơ sở tự đánh giá (hay một công ty định giá độc lập đánh giá).

Ví dụ : Phở-24 là thương hiệu lớn được định giá là 20trUSD. Đối với Phở-24, thì [Phở-24] chỉ là 1 thương hiệu, và thương hiệu đó có giá 20trUSD (do người khác định giá chứ [Phở-24] chẳng thể nào biết được mình đã tốn bao nhiêu tiền cho cái thương hiệu đó). Sau đó VTI mua [Phở-24] với giá 20trUSD, ngoài các giá trị tài sản của [Phở-24] chuyển cho VTI, thì giá trị còn lại của quá trình mua này được ghi nhận vào "Lợi thế thương mại" của VTI và lợi thế đó là quyền sở hữu thương hiệu [Phở-24]. Khi nào VTI nhượng quyền thương hiệu [Phở-24] để kinh doanh bằng cách trả cho [Phở-24] 1 khoản tiền thì đối với VTI, Nhãn hiệu [Phở-24] mới là TSCĐ vô hình của VTI.

Trở lại với Kinh đô : Cũng thế thôi. Kinh đô không bao giờ có chứng cứ xác đáng về việc mình đã tốn bao nhiêu tiền cho chính thương hiệu của mình (Không có chứng từ phát sinh để cấu thành nên giá trị đó - tức là không có giá gốc) . Do đó, thương hiệu này đối với Kinh đô không thể là một Tài sản Cố định Vô Hình.

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 
CongTy PhuNamHai 260 270

TrungTam Daihoc KinhTe 260 270

f and y 260 270
Lead talent 260 270

Lượt Truy Cập

Hôm nay: 66 Hôm qua: 206 Tổng truy cập: 1146771 Số người đang online: 48

THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dịch vụ và Tư vấn Thuế - Kế toán : 028.3932 6401 - 028.3932 6473
Tư vấn Quản lý và Nhà Thầu : 028.3932 6403 - 0945 168 743
Tư vấn Tổ chức và nhân sự : 028.3932 6341028.3890 9670

^