'Cá mập' thao túng giá cổ phiếu
- Chuyên mục: Vấn đề Tài chính
- Lượt xem: 1580
- 14 - 06 - 2021
Đội lái' và chủ doanh nghiệp tham gia tạo cung cầu giả tạo, đẩy giá cổ phiếu... là những chiêu trò đã và đang tồn tại trên thị trường chứng khoán. Đây không phải là trường hợp "hiếm hoi" trên thị trường chứng khoán. Rất ít gặp các chủ doanh nghiệp không đồng ý để "đội lái" can thiệp vào giá cổ phiếu công ty mình, hiện nay có nhiều chủ doanh nghiệp đang tìm cách bố trí một "đội lái kinh nghiệm" để làm giá hòng tìm kiếm lợi nhuận cho cá nhân hay nhóm cá nhân bất chấp có thể làm méo mó thị trường chứng khoán, nguy cơ biến thị trường chứng khoán thành "chợ bất động sản" cũng nhiều méo mó và bất thường như hiện nay.
Với các chiêu trò làm giá, thao túng, tạo khan hiếm, ... thậm chí "dìm hàng", người ta thấy thấp thoáng đâu đó bóng dáng của các chiêu trò làm giá như bất động sản đang dần dần lan sang TTCK. Chúng tôi xin đăng nguyên bài về vấn đề này của Báo Thanh Nên (ThanhnienNews) để đọc giả tham khảo, nhằm cung cấp cho người đọc tầm nhìn phong phú hơn khi đầu tư vào thị trường này.
Những cú "kéo" - "xả" bất thường
Liên kết công ty chứng khoán thao túng giá
Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải cho rằng có tình trạng giá CP thấp hơn nhiều so với mệnh giá CP (dưới 10.000 đồng) trong khoảng thời gian dài nhưng chủ DN vẫn tiến hành nhiều đợt bán CP mới bằng mệnh giá, giá phát hành cao hơn giá thị trường 40 - 50%. Những thương vụ này NĐT nhỏ lẻ trên thị trường không mua, NĐT giá trị cũng không mua, vậy ai mua, ai tài trợ hay chỉ là vấn đề được tăng vốn điều lệ để bán giấy? Ai có lợi, ai bị thiệt hại và chẳng lẽ không ai chịu trách nhiệm? Tại sao họ mua cao rồi bán thấp? Chẳng lẽ “NĐT chiến lược” chấp nhận chịu lỗ hàng trăm tỉ đồng hay đó chỉ là thủ thuật mua, sau đó toàn bộ tiền được rút ra hoàn trả và DN phát hành có cơ sở bán giấy thu tiền thực?
Giá cổ phiếu có bị "làm giá"? |
Ông Nguyễn Hoàng Hải nhấn mạnh: Có DN mua lại công ty chứng khoán nhỏ để làm công cụ giao dịch. Có hàng ngàn tài khoản giao dịch được mượn đứng tên từ người lao động trong DN, người thân nhưng giao dịch hằng ngày đều do công ty chứng khoán thực hiện. Điều này có thể dễ dàng xác định với những tài khoản thường xuyên có giao dịch hàng chục, hàng trăm tỉ đồng trong khi chủ tài khoản chỉ là người lao động có thu nhập bình thường.
Việc DN bắt tay với công ty chứng khoán để làm giá CP cũng không phải là mới. Điển hình như vụ của Công ty CP công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA). Quá trình điều tra cho thấy vào tháng 9.2015, KSA chào bán hơn 66 triệu CP cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ. Lúc đó giá KSA trên sàn đang giao dịch là 4.300 đồng/CP nhưng giá bán là 10.000 đồng/CP nên không có cổ đông nào đăng ký mua. Chỉ có bà Phạm Thị Hinh, cựu Chủ tịch HĐQT KSA, đăng ký mua 1,2 triệu CP, số còn lại được phân phối cho 10 DN, cá nhân là người thân, người quen. Để có 560 tỉ đồng nộp vào tài khoản tương ứng với số CP đăng ký mua, ngoài trực tiếpvay tiền ngân hàng, bà Hinh còn nhờ thêm một số cá nhân đứng tên vay tiền. Sau khi báo cáo và được UBCKNN công nhận kết quả chào bán CP ra công chúng, bà rút tiền trả nợ ngân hàng. Bước tiếp theo là tiến hành giao dịch lượng lớn CP thông qua nhiều tài khoản để đẩy giá. Bà Hinh và các đồng phạm đã sử dụng 69 tài khoản chứng khoán để giao dịch chéo, tạo cung cầu giả, đẩy tăng giá cổ phiếu KSA, dụ các NĐT nhỏ lẻ “đua theo sóng”.
"Chiêu đẩy giá thông qua việc phát hành thêm CP mới khi giá trên sàn giao dịch ở mức thấp như trường hợp KSA còn được gọi là “chiêu cho thuê tiền”. Những ông chủ DN sẽ “thuê” tiền từ DN khác hay các cá nhân có thân quen để sử dụng trong việc mua CP phát hành thêm; sử dụng mua bán tạo cung cầu ảo, đẩy giá lên cao gấp nhiều lần và sau đó thoát hàng." - Theo một Giám đốc đầu tư một Công ty chứng khoán lớn ở TP.Hồ Chí Minh.
Cơ quan điều tra cũng xác định trong giai đoạn tháng 12.2015 - 7.2016, có 1.490 NĐT tham gia giao dịch CP KSA và mua, bán hơn 29,7 triệu CP với chênh lệch giá bán thấp hơn giá mua là 8,1 tỉ đồng và đây cũng là thiệt hại của các NĐT. Trong quá trình thao túng giá, bị cáo Hinh đã giao cho Nguyễn Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Môi giới Công ty chứng khoán Maritime Bank - MSI (sau được bán lại cho đối tác Hàn Quốc và đổi tên thành Công ty chứng khoán KB Việt Nam - KBSV) 34 tài khoản và hằng ngày thực hiện giao dịch chéo giữa các tài khoản để tăng thanh khoản và giá CP KSA... Tháng 5.2015, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Hinh cùng các đồng phạm về tội thao túng thị trường chứng khoán và tuyên phạt Hinh 18 tháng tù.
ThanhnienNews
LBL_NEWERNAME
- Cách Trung Quốc chống trượt giá nhân dân tệ - 01/01/2024
- Silicon Valley Bank và nỗi ám ảnh mạng xã hội của ngân hàng thời đại số - 16/03/2023
- Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi Fed nâng lãi suất? - 16/06/2022
- Nhân dân tệ điện tử - Ứng phó thế nào với thanh toán xuyên biên giới? - 16/08/2021
- FED - Quyền lực Mỹ hành động đảo ngược, thế giới lập tức chao đảo - 17/06/2021
LBL_OLDERNAME
- Ẩn sau quyết định lớn của Apple và gần 1,5 tỷ USD của Intel ở Việt Nam - 26/02/2021
- Góc nhìn từ Philippines: Cần tìm hiểu tại sao Việt Nam thành công - 29/12/2020
- Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam trước cú sốc đại dịch? - 07/04/2020
- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Việt Nam như con nhộng mới lột một nửa, nửa pháp quyền, nửa Xô viết - 19/09/2019
- Đâu sẽ là những ngành công nghiệp phát triển hơn bao giờ hết khi suy thoái thực sự xảy đến? - 26/08/2019