Nhân dân tệ điện tử - Ứng phó thế nào với thanh toán xuyên biên giới?

Việc Trung Quốc phát hành đồng Nhân dân tệ (CNY) điện tử đặt ra rất nhiều thách thức đối với Việt Nam trong việc quản lý thanh toán xuyên biên giới.  Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, nên giao thương giữa hai nước là rất lớn. Ngay cả khi chưa xuất hiện CNY điện tử, thì Việt Nam đã phải đứng trước rất nhiều thách thức khi quản lý các giao dịch xuyên biên giới với Trung Quốc.

Đơn cử như khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam với các tour du lịch "0 đồng”, nhưng đằng sau các tour du lịch siêu rẻ đó là rất nhiều vấn đề đối với ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung của Việt Nam. Khách du lịch Trung Quốc thường sử dụng các phương thức thanh toán như tiền mặt (ngoại tệ) hoặc qua thẻ bất hợp pháp (sử dụng thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành thông qua POS mà không đăng ký với ngân hàng Việt Nam). Đặc biệt, rất nhiều khách du lịch Trung Quốc đã thanh toán bằng các ví điện tử, như Alipay, Wechat pay… do chính các tổ chức thanh toán trực tuyến nước ngoài làm chủ mà không thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. 

Ông Đinh Hồng Sơn, Tổng giám đốc CTCP Tài chính Thế hệ mới FinanceX, cho rằng các thủ đoạn nói trên rất tinh vi, dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng Việt Nam. “Chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn để kiểm soát dòng tiền, doanh thu bán hàng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ cho các du khách Trung Quốc. Người Trung Quốc sang Việt Nam tiêu tiền CNY, sử dụng dịch vụ của người Trung Quốc, chứ không đóng góp được nhiều cho doanh thu của ngành du lịch và dịch vụ nước ta. Đó là những thiệt hại lớn cho kinh tế Việt Nam do việc kiểm soát các giao dịch xuyên biên giới chưa hiệu quả”, ông Đinh Hồng Sơn nhấn mạnh.

Đồng nhân dân tệ số bị người Trung Quốc phớt lờ - Tài chính - Chứng khoán
Đồng Nhân dân tệ số sẽ đặt ra nhiều nhiệm vụ với các cơ quan quản lý Việt nam !



Theo ông Đinh Hồng Sơn, hiện nay CNY điện tử đã ra đời thì càng gây thêm nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn nữa cho các cơ quan chức năng Việt Nam quản lý các giao dịch xuyên biên giới. Bản chất của CNY điện tử không khác gì đồng tiền được dùng tại các ví điện tử như Wechat pay, Alipay, chỉ khác một điều CNY điện tử được kiểm soát bởi NHTW Trung Quốc (PBoC) trên nền tảng công nghệ chuỗi khối Blockchain.

Thậm chí, việc giao dịch trốn thuế bằng cách dùng tiền mặt giờ đây cũng không còn cần thiết khi CNY điện tử được đưa vào làm công cụ thanh toán. Bởi theo ông Đinh Hồng Sơn, CNY điện tử sẽ hoàn toàn được ứng dụng làm đồng tiền thanh toán qua các ví điện tử nêu trên, vô hình trung sẽ đẩy dòng tiền đổ ngược về Trung Quốc, chứ không ở Việt Nam, nếu chúng ta không có quy định chặt chẽ về việc lưu hành các đồng tiền thanh toán trên các ứng dụng ví điện tử. “Điều này càng minh chứng cho tham vọng của Trung Quốc nhằm quốc tế hoá đồng nhân dân tệ cũng như chi phối tài chính toàn cầu”, ông Sơn nhấn mạnh.

Trong khi Trung Quốc đang đi nhanh, dẫn đầu xu thế mới và chuyển dịch chiến lược tiền tệ thì Việt Nam cũng cần có các hành động nhanh và quyết liệt hơn để không bị bỏ lại phía sau và đặc biệt không bị thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà. Theo ông Đinh Hồng Sơn, một số vấn đề mà Chính phủ Việt Nam nên nghiên cứu để có các quyết sách kịp thời:

Thứ nhất, có khung pháp lý rõ ràng cho tiền điện tử, cần phải hiểu tiền điện tửlà gì?, là một loại hàng hoá hay là phương tiện thanh toán?… Điều này là rất quan trọng để kéo theo các quy định, dịch vụ sau này.

Thứ hai, nên tiến hành cơ chế thử nghiệm sớm, từ đó sẽ dựng dần lên khung pháp lý phù hợp cho tiền điện tử. Bản thân các nước phát triển như Hoa kỳ, Châu Âu, Nhật bản, Hàn Quốc… cũng đã cho ra đời Sandbox và khung pháp lý rất sớm. Nếu Việt Nam không bắt đầu sớm Sandbox thì sẽ không bao giờ có được sản phẩm cuối.

Thứ ba, an ninh thanh toán, an ninh thông tin cần được xem xét để bổ sung các quy định nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật do các khâu xử lý chính hiện đang do nước ngoài cung ứng xuyên biên giới vào Việt Nam. Do đó, cần có quy định để quản lý các hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ tư, cần có các chính sách ứng phó với các vấn đề thanh toán trực tuyến, thanh toán xuyên biên giới sử dụng các phương thức ví điện tử, cổng thanh toán nước ngoài. Nếu không, chúng ta sẽ luôn đối mặt với sự thất thoát ngân sách nhà nước khi dòng tiền chảy ngược về quốc gia khác trong khi họ sử dụng dịch vụ trên đất nước Việt Nam.

Diendandoanhnghiep.vn

Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, nên giao thương giữa hai nước là rất lớn. Ngay cả khi chưa xuất hiện CNY điện tử, thì Việt Nam đã phải đứng trước rất nhiều thách thức khi quản lý các giao dịch xuyên biên giới với Trung Quốc.

Đơn cử như khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam với các tour du lịch "0 đồng”, nhưng đằng sau các tour du lịch siêu rẻ đó là rất nhiều vấn đề đối với ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung của Việt Nam. Khách du lịch Trung Quốc thường sử dụng các phương thức thanh toán như tiền mặt (ngoại tệ) hoặc qua thẻ bất hợp pháp (sử dụng thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành thông qua POS mà không đăng ký với ngân hàng Việt Nam). Đặc biệt, rất nhiều khách du lịch Trung Quốc đã thanh toán bằng các ví điện tử, như Alipay, Wechat pay… do chính các tổ chức thanh toán trực tuyến nước ngoài làm chủ mà không thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. 

Ông Đinh Hồng Sơn, Tổng giám đốc CTCP Tài chính Thế hệ mới FinanceX, cho rằng các thủ đoạn nói trên rất tinh vi, dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng Việt Nam. “Chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn để kiểm soát dòng tiền, doanh thu bán hàng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ cho các du khách Trung Quốc. Người Trung Quốc sang Việt Nam tiêu tiền CNY, sử dụng dịch vụ của người Trung Quốc, chứ không đóng góp được nhiều cho doanh thu của ngành du lịch và dịch vụ nước ta. Đó là những thiệt hại lớn cho kinh tế Việt Nam do việc kiểm soát các giao dịch xuyên biên giới chưa hiệu quả”, ông Đinh Hồng Sơn nhấn mạnh.

Theo ông Đinh Hồng Sơn, hiện nay CNY điện tử đã ra đời thì càng gây thêm nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn nữa cho các cơ quan chức năng Việt Nam quản lý các giao dịch xuyên biên giới. Bản chất của CNY điện tử không khác gì đồng tiền được dùng tại các ví điện tử như Wechat pay, Alipay, chỉ khác một điều CNY điện tử được kiểm soát bởi NHTW Trung Quốc (PBoC) trên nền tảng công nghệ chuỗi khối Blockchain.

Thậm chí, việc giao dịch trốn thuế bằng cách dùng tiền mặt giờ đây cũng không còn cần thiết khi CNY điện tử được đưa vào làm công cụ thanh toán. Bởi theo ông Đinh Hồng Sơn, CNY điện tử sẽ hoàn toàn được ứng dụng làm đồng tiền thanh toán qua các ví điện tử nêu trên, vô hình trung sẽ đẩy dòng tiền đổ ngược về Trung Quốc, chứ không ở Việt Nam, nếu chúng ta không có quy định chặt chẽ về việc lưu hành các đồng tiền thanh toán trên các ứng dụng ví điện tử. “Điều này càng minh chứng cho tham vọng của Trung Quốc nhằm quốc tế hoá đồng nhân dân tệ cũng như chi phối tài chính toàn cầu”, ông Sơn nhấn mạnh.

Trong khi Trung Quốc đang đi nhanh, dẫn đầu xu thế mới và chuyển dịch chiến lược tiền tệ thì Việt Nam cũng cần có các hành động nhanh và quyết liệt hơn để không bị bỏ lại phía sau và đặc biệt không bị thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà. Theo ông Đinh Hồng Sơn, một số vấn đề mà Chính phủ Việt Nam nên nghiên cứu để có các quyết sách kịp thời:

Thứ nhất, có khung pháp lý rõ ràng cho tiền điện tử, cần phải hiểu tiền điện tử là gì?, là một loại hàng hoá hay là phương tiện thanh toán?… Điều này là rất quan trọng để kéo theo các quy định, dịch vụ sau này.

Thứ hai, nên tiến hành cơ chế thử nghiệm sớm, từ đó sẽ dựng dần lên khung pháp lý phù hợp cho tiền điện tử. Bản thân các nước phát triển như Hoa kỳ, Châu Âu, Nhật bản, Hàn Quốc… cũng đã cho ra đời Sandbox và khung pháp lý rất sớm. Nếu Việt Nam không bắt đầu sớm Sandbox thì sẽ không bao giờ có được sản phẩm cuối.

Thứ ba, an ninh thanh toán, an ninh thông tin cần được xem xét để bổ sung các quy định nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật do các khâu xử lý chính hiện đang do nước ngoài cung ứng xuyên biên giới vào Việt Nam. Do đó, cần có quy định để quản lý các hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ tư, cần có các chính sách ứng phó với các vấn đề thanh toán trực tuyến, thanh toán xuyên biên giới sử dụng các phương thức ví điện tử, cổng thanh toán nước ngoài. Nếu không, chúng ta sẽ luôn đối mặt với sự thất thoát ngân sách nhà nước khi dòng tiền chảy ngược về quốc gia khác trong khi họ sử dụng dịch vụ trên đất nước Việt Nam.

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 
CongTy PhuNamHai 260 270

TrungTam Daihoc KinhTe 260 270

f and y 260 270
Lead talent 260 270

Lượt Truy Cập

Hôm nay: 438 Hôm qua: 1852 Tổng truy cập: 1246902 Số người đang online: 61

THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dịch vụ và Tư vấn Thuế - Kế toán : 028.3932 6401 - 028.3932 6473
Tư vấn Quản lý và Nhà Thầu : 028.3932 6403 - 0945 168 743
Tư vấn Tổ chức và nhân sự : 028.3932 6341028.3890 9670

^