Làm thế nào học kế toán cho tốt ?

học kế toán, hoc ke toan, dich vu ke toan, dịch vụ kế toánVấn đề làm thế nào để học kế toán cho tốt là một trong những điều trăn trở nhất của không chỉ người học mà còn của cả người dạy. Chúng tôi xin đăng toàn bộ bài tham luận của TS. Lê Ngọc Lợi tại Hội thảo nâng cao chất lượng giảng dạy kế toán tại Trường Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

Thiết nghĩ đây là một trong những hướng đi tốt để nâng cao chất lượng công tác kế toán hiện nay. Đặc biệt khi nền kinh tế hướng đến nâng cao hàm lượng tri thức trong sản phẩm.

I/ NHU CẦU ĐÀO TẠO KẾ TOÁN :

Nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo kế toán không chỉ là nhu cầu của Nhà trường, mà còn là nhu cầu toàn xã hội. Mục tiêu của nhà trường cần phải đào tạo ra những kế toán đạt các mức độ sau đây :

1/ Làm kế toán được

Cơ sở : Thạo nghề

2/ Có khả năng xử lý các nghiệp vụ kế toán phức tạp

Cơ sở : Am hiểu công tác kế toán

3/ Có khả năng phân tích tốt công tác của mình trong mối quan hệ với đồng nghiệp

Cơ sở : Am hiểu tốt quy trình tổ chức

4/ Có khả năng tổ chức tốt một hệ thống kế toán

Cơ sở : Am hiểu nhu cầu công tác kế toán và các Phòng ban liên quan

5/ Có khả năng định hướng phục vụ quản trị doanh nghiệp

Cơ sở : Am hiểu hoạt động, am hiểu nhu cầu phát triển

II/ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN :

Ngày nay, công tác đào tạo kế toán chưa chú trọng đến các mức độ trên một cách rõ ràng. Quá trình đào tạo môn học kế toán chưa đặt ra trọng tâm từng giai đoạn cụ thể. Điều đó làm người học thiếu hẵn phương hướng và không hình dung được vai trò cũng như ý nghĩa công việc kế toán của mình. Do không hình dung được nên hầu như không có động lực và ý thức nghề nghiệp để tham giá vào nghề nghiệp này một cách trọn vẹn.

III/ MỘT SỐ CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO

Xây dựng một hệ thống các yêu cầu đào tạo qua các cấp. Có thể chia thành 5 cấp như đã bàn trong phần trên, xác định phương pháp rõ ràng trong đào tạo các cấp. Trong hệ thống giáo dục đào tạo, cần đưa rõ cấp nào học gì, liên thông (nếu có) thì như thế nào.

1/ Ở bậc Trung cấp (nếu chỉ đào tạo Đại học thì sẽ là level 1 của kế toán. Nếu hoàn chỉnh đại học thì không đào tạo nữa). Mục tiêu là : Thạo nghề, tức là mục tiêu thứ nhất trong phần trên. Để đạt mức độ thạo nghề, cần phải như sau :

Điều kiện Giảng viên : Giảng viên phải là những người đang đi làm kế toán, có học vị từ Thạc sĩ trở lên. Điều kiện Giảng viên như vậy hội đủ kinh nghiệm về nghề nghiệp, am hiểu thực tiễn và trình độ phương pháp luận phải cao.

Chất lượng đào tạo đi từ Giảng viên chứ không đi từ người học. Người học phải được chỉ ra những gì cần thiết trong nghề nghiệp của họ. Khi người học cảm nhận nhiệm vụ và ý nghĩa phải làm thì người học sẽ có ý thức tiếp cận kiến thức nghề nghiệp. Giảng viên phải có phương pháp dẫn dắt Sinh viên từng bước cụ thể, chỉ cho Sinh viên thấy quá trình kế toán trong doanh nghiệp, và tại sao người ta khái quát hóa các vấn đề đó thành thực tiễn (đó cũng chính là củng cố lý luận : từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng).

Điều kiện cơ sở vật chất : Thiết bị phải đủ để Giảng viên trình bày mô hình, diễn tả các tình huống tốt. Thiết bị nghèo nàn thì Giảng viên không có công cụ để thực hiện làm cho điều mình nói dễ hiểu hơn. Phòng học khang trang và ít. Một buổi đào tạo và hướng dẫn kế toán lớp học không quá 60 người (các giảng đường hiện nay đôi khi lên tới 150 hay 200 làm sao diễn tả mô hình một cách tập trung?) để tạo không khí tập trung và ấm cúng. Cũng thuận tiện cho việc Giảng viên đi lên xuống diễn tả hiệu quả điều mình muốn nói.

Mô hình giảng dạy : Đào tạo kế toán phải có mô hình, mô hình không nhất thiết là phải tạo một “Công ty ảo”. Mô hình nên là công ty dạng nhỏ, các quy trình, sự kiện diễn ra liên quan đến nó được Giảng viên vẽ hay kể lại, sau đó đề nghị Sinh viên cho phương án trả lời, Giảng viên hoàn thiện phương án và vấn đề đã trờ thành lý thuyết sinh động.

Công cụ thực hành : Sinh viên cần được trang bị những công cụ thực hành ngay sau khi hoàn thành các tình huống của môn học. Ví dụ, kết thúc chương tiền mặt, cần cho sinh viên chia nhóm, thực hiện quy trình tiền mặt như viết phiếu thu, phiếu chi, ghi sổ quỹ, ghi sổ kế toán, ….. Công cụ thực hành gồm các thiết bị, máy tính, phần mềm, chứng từ mô phỏng, … phải được đầu tư. Nếu ngán ngại đầu tư thì phần này không hoàn thành được.

2/ Ở bậc Cao đẳng :

2.1. Xử lý tốt các nghiệp vụ phức tạp : Nếu chỉ đào tạo trong trường Đại học, thì bậc này dùng là level 2. Bậc này đảm bảo các nghiệp vụ kế toán phức tạp chưa trình bày trong Level 1 sẽ được bàn đến. Giảng viên hoặc Nhà trường cần tách rõ bậc này sẽ làm gì, chứng từ như thế nào, làm việc ra sao.

Tuy nhiên, do bậc này cao, nên Giảng viên cần :

Bước 1 : Đưa ra thực tế tình huống và giải thích cặn kẽ tình huống

Bước 2 : Gợi ý cách giải quyết

Bước 3 : Cho thảo luận cách giải quyết

Bước 4 : Giảng viên chốt lại cách giải quyết

Bước 5 : Giảng viên hệ thống hóa các trường hợp và kết luật lý thuyết

Ngay trong trường hợp lý luận về vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, …. Giảng viên áp dụng phương pháp trên để hệ thống hóa lý thuyết thì Sinh viên sẽ nhớ tốt hơn.

2.2. Am hiểu quy trình tác nghiệp kế toán :

Quy trình tác nghiệp kế toán là một quá trình luân chuyển chứng từ thể hiện toàn bộ nghiệp vụ phát sinh. Để quy trình diễn ra thuận lợi, các kế toán viên phải am hiểu quy trình không chỉ để phối hợp nhau cho tốt, mà còn hướng dẫn các Phòng ban khác tuân thủ quy trình thanh toán và bảo vệ tại sản doanh nghiệp.

Bước 1 : Diễn tả hoặc kể một quy trình, Giảng viên phối hợp với Sinh viên hoàn thiện dần dần quy trình đến khi hoàn tất.

Bước 2 : Căn cứ quy trình hoàn thành, Giảng viên định hướng quá trình hạch toán chi tiết và tổng hợp kèm theo.

Bước 3 : Đưa ra một quy trình để Sinh viên tự hoàn thiện theo nhóm

Bước 4 : Hoàn thành tất cả các quy trình.

3/ Ở bậc Đại học :

3.1. Am hiểu nhu cầu các Phòng ban khác trong quá trình kế toán chung : Yêu cầu này tập trung vào nội nghiệp các Phòng ban khác liên quan đến thống kê, bảo quản, hao hụt từ Phân xưởng đến cửa hàng đến Đại lý.

3.2. Am hiểu nhu cầu phát triển của CTYđể phân tích và định hướng kế toán quản trị: Yêu cầu này buộc quá trình huấn luyện phải thực hiện các bước sau :

Bước 1 : Giảng viên đưa ra các tình huống yêu cầu về quản trị để Sinh viên biết.

Bước 2 : Sinh viên thảo luận bằng cách tổ chức ghi chép thế nào và làm gì để có được các đáp ứng tình huống yêu cầu quản trị đó.

Bước 3 : Giảng viên hoàn thiện thành quy trình chung và nguyên tắc ghi nhận cho các thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị gồm :

+ Chi phí

+ Doanh thu

+ Lợi nhuận

IV/ KẾT LUẬN :

Như đã trình bày trong các phần trên, việc nâng cao chất lượng đào tạo kế toán phải hoàn tất chủ yếu các yêu cầu sau đây :

Thứ nhất, xây dựng được các cấp độ đào tạo có tính nâng cao từng phần từ thấp đến cao.

Thứ hai, Giảng viên phải có trình độ lý luận cao và kinh qua thực tiễn.

Thứ ba, cơ sở vật chất và tài liệu giáo trình phải được đầu tư nghiêm túc.

Thứ tư, phương pháp học phải từng bước tương tác để kích thích tư duy của Sinh viên và dẫn dắt để đi đến hệ thống hóa lý thuyết nói chung. Quán triệt quan điểm đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

Thứ năm, trong quá trình giảng dạy, cần truyền đạt (hoặc tuyên truyền) ý thức về nghĩa vụ và bổn phận của một người hành nghề kế toán.

Trên đây là những vấn đề xin mạn phép trình bày góp ý nâng cao chất lượng dạy học kế toán. Mong rằng hội nghị sẽ có thêm ý kiến bổ ích để cùng nhau hoàn thiện quá trình đào tạo kế toán và đó cũng là giúp các doanh nghiệp nói riêng, xã hội nói chung yên tâm với công tác đào tạo.

-----------------------------------------------

TS.Lê Ngọc Lợi,CPA

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 
CongTy PhuNamHai 260 270

TrungTam Daihoc KinhTe 260 270

f and y 260 270
Lead talent 260 270

Lượt Truy Cập

Hôm nay: 231 Hôm qua: 303 Tổng truy cập: 1155771 Số người đang online: 87

THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dịch vụ và Tư vấn Thuế - Kế toán : 028.3932 6401 - 028.3932 6473
Tư vấn Quản lý và Nhà Thầu : 028.3932 6403 - 0945 168 743
Tư vấn Tổ chức và nhân sự : 028.3932 6341028.3890 9670

^