Hồi ký người đi học kế toán - phần 3
- Chuyên mục: Bài viết về Bộ máy kế toán
- Lượt xem: 2647
- 30 - 06 - 2011
<Đoạn trước …..> Cho đến khi mình học đến các phương pháp tính giá trong kế toán. Thật ra thì học các Phương pháp tính giá là để biết rằng, sau này khi phát sinh một nghiệp vụ nào đó thì mình biết cách để tính giá. Nhưng lúc đó mình suy tư là khi nào thì mới áp dụng nó, nếu không biết điều đó, mình mất mục đích của việc ghi nhớ. Thế là mình trông chờ một “sự thuyết phục” từ Giảng viên …
Thông thường thì, để cho sinh viên biết và am hiểu phương pháp tính giá, Giảng viên nên cho một tình huống. Ví dụ, nếu mua một lô hàng, giá mua là 100, VAT phải trả cho hàng mua là 10 (VAT 10%), tức là tổng tiền thanh toán là 110. Nếu chi phí vận chuyển là 20, VAT của chi phí vận chuyển là 2. Thế thì giá trị lô hàng là bao nhiêu?
Giá trị lô hàng bằng giá mua + các khoản chi phí hợp lý liên quan đến quá trình mua + các khoản thuế không được khấu trừ.
Nếu Doanh nghiệp là đơn vị kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thì những khoản thuế kia là được khấu trừ nên không tính vào trị giá lô hàng. Có nghĩa là trị giá lô hàng lúc bấy giờ bằng : 100 + 20 = 120. Khi đó hạch toán chi tiền mua hàng là :
Có TK tiền 110 (giá trị lô hàng và thuế)
Giá trị lô hàng nhập kho 100
Thuế đầu vào 10
Có TK tiền 22
Giá trị vận chuyển hàng 20 (đưa vào giá trị hàng nhập kho)
Thuế đầu vào 2
Thế nên giá trị lô hàng nhập kho là : 100 + 20 = 120.
Nếu doanh nghiệp là đơn vị kê khai thuế GTGT theo Phương pháp trực tiếp, thì giá trị lô hàng bao gồm luôn thuế GTGT, vì khi doanh nghiệp theo phương pháp này, thuế GTGT không được khấu trừ mà việc nộp thuế GTGT được tính theo một cách khác. Khi đó, hạch toán tiền mua hàng nhập kho là :
Có TK tiền 110 (giá trị lô hàng và thuế)
Giá trị lô hàng nhập kho 110
Có TK tiền 22
Giá trị vận chuyển hàng 22 (đưa vào giá trị hàng nhập kho)
Và giá trị lô hàng nhập kho bằng :
Giá trị hàng mua (100) + Chi phí vận chuyển (20) + Thuế không khấu trừ (10 + 2) = 132.
Thông thường thì người mới học kế toán không hiểu ở chỗ thuế GTGT, và không hiểu cách hạch toán ghi “giá trị lô hàng”. Điểm khác nhau ở trên là do không phải ở chỗ vấn đề của kế toán, mà chẳng qua là do chính sách thuế như thế, nên đã chi phối việc phản ánh của kế toán. Trong tương lai, khi đã học kế toán nhiều hơn, chúng ta sẽ càng thấy chính sách thuế chi phối kế toán rất nhiều trong vấn đề của kế toán. Mà thực ra, nghĩa vụ thuế cũng là một đối tượng ghi chép của kế toán, thế nên cũng chẳng ngạc nhiên gì khi các quy định thuế như thế nào thì cách ghi của kế toán phải theo như thế ấy.
Ngoài ra, mình còn nhớ điều Thầy dặn là, việc tính giá cho hàng hóa nhập kho, nguyên vật liệu nhập kho, tài sản cố định mua vào sử dụng đều dùng công thức tính giá đó. Trong trường hợp doanh nghiệp có lượng mua hàng hóa phức tạp, nhiều lần, phát sinh nhiều chi phí vận chuyển thì kế toán không thể ghi hết vào “giá trị lô hàng nhập kho” như trên được, mà phải ghi vào một mục “chi phí mua hàng” riêng, sau đó khoản chi phí đó đưa vào chi phí giá vốn của doanh nghiệp theo tỷ lệ với lượng hàng xuất bán ra.
Bây giờ đến phiên tính giá cho cái “mớ” xuất bán. Nếu có 1 cái thùng, mua nước ngọt 2 lần, lần đầu 10lít giá 1000, lần 2 đổ tiếp vào đó 10lít giá 11000. Nếu rút ra 15 lít thì giá 15lít đó tính thế nào vì 2 phần nước ngọt trộn lẫn vào mất rùi !!!?
Ngày .... tháng .... năm ....