Hồi ký người đi học kế toán - phần 5
- Chuyên mục: Bài viết về Bộ máy kế toán
- Lượt xem: 4810
- 30 - 07 - 2011
<Tiếp phần trước> Sau đó, mình được học đến phương pháp tài khoản kế toán. Vấn đề là kế toán muốn làm kế toán thì phải dùng phương pháp này. Vậy phương pháp này nói lên điều gì và nếu không dùng phương pháp này thì liệu có thể dùng phương pháp khác hay không! Mình sẽ phải nghiên cứu về điều này...
Khi ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán có nhiều cách ghi nhận. Có thể ghi nhận bằng cách liệt kê nghiệp vụ ra, ví dụ như chi tiền mặt mua một cái ti vi. Ấy nhưng khi chi tiền, thì điều đó làm tiền giảm xuống và một tài sản khác tăng lên. Khi đó kế toán có thể ghi [Giảm tiền] và [Tăng công cụ dụng cụ] lên một số tiền ví dụ như 3,000,000 chẳn hạn. Nếu ghi như thế, thì chắc chắn sẽ có trường hợp [Tăng tiền] và giảm một cái gì đó (hoặc tăng một cái gi đó). Như vậy, một khoản mục nào đó của kế toán chắc hẵn sẽ có một bên dùng phản ánh số tăng lên và một bên dùng phản ánh số giảm xuống.
Như vậy, tất nhiên một khoản mục phải có 2 phần tăng giảm của nó. Vấn đề trước tiên là làm thế nào để mọi người cùng nhớ một khoản mục nào đó và nhớ như nhau. Từ đó, chúng ta cùng nhau có quy ước một khoản mục nào đó thì dùng một “mã số” nào đó được gọi là số hiệu tài khoản. Số hiệu được quy ước chung cho các khoản mục để kế toán cùng có một tên dành cho khoản mục, ví dụ nói đến Tài khoản 1111 thì đó là tiền VND. Để tránh trường hợp nói đến tiền, người này dùng là “tiền”, người khác dùng “tiền mặt”, người khác nữa dùng “tiền giấy”….!!!
Vấn đề kế tiếp, ta quy ước bên tăng và bên giảm như thế nào. Một tài khoản này tăng mà ghi bên phải, thì tài khoản khác ý nghĩa tăng thì ở phần ngược lại. Thế thì tài khoản nào khác về phần ý nghĩa? 2 nhóm tài khoản TÀI SẢN & NGUỒN VỐN đối ứng nhau. Hai nhóm tài khoản DOANH THU & CHI PHÍ đối ứng nhau.
Sau đó, chúng ta đã cùng nhau quy ước rằng : tài khoản tài sản khi tăng lên thì ghi nợ (giảm thì ghi có) và tài khoản nguồn vốn tăng lên thì ghi có (giảm thì ghi nợ); tài khoản doanh thu tăng lên thì ghi có (giảm thì ghi nợ) và tài khoản chi phí tăng thêm thì ghi nợ (giảm thì ghi có). Vậy Tài sản và Nguồn vốn nói đến điều gì, ta có công thức tổng quát như sau :
TÀI SẢN = NỢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Một tài sản có trong tay một ai đó, nếu ta thắc mắc tài sản đó ở đâu ra, thì câu trả lời có thể là “tài sản đó có là 1/3 tiền tôi đi mượn và 2/3 tiền tôi tự có”. Thế nên Nợ và Vốn Chủ Sở Hữu được gọi là nguồn vốn. Tổng Tài Sản trong doanh nghiệp bằng Tổng Nguồn Vốn. Đó là nguyên tắc hình thành nên tài sản trong doanh nghiệp.
Từ thời điểm đó, mình bắt đầu hình dung về nguyên lý tài khoản, nguyên lý phản ánh Nợ Có và bản chất hình thành nên tính cân đối tài sản & nguồn vốn.
Sau đó, mình mới suy tư về “Phương pháp đối ứng tài khoản”. …
Ngày …. Tháng …. Năm …